[Phân tích chuyên sâu] GEG - CTCP Điện Gia Lai
GEG - CƠ HỘI VÀ RỦI RO
1. TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP
- Tiền thân của Công ty CP Điện Gia Lai là Công ty Thủy Điện Gia Lai - Kon Tum, trực thuộc UBND tỉnh Gia Lai - Kon Tum.
- Qua gần 30 năm đổi mới và phát triển, hiện tại GEG sở hữu trực tiếp và gián tiếp 14 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, 02 nhà máy điện mặt trời với tổng công suất 168 MW. Công ty CP Điện Gia Lai luôn tự hào là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của tỉnh Gia Lai và Khu vực Tây Nguyên.
*Ngành nghề kinh doanh chính:
- Quản lý sản xuất điện năng, kinh doanh bán điện;
- Thi công xây dựng lắp đặt cơ khí,thiết bị điện các công trình năng lượng vừa và nhỏ, hệ thống đường dây trạm biến áp có điện áp từ 100 kv trở xuống và điện chiếu sáng đô thị;
- Tư vấn, lập dự án, khảo sát, thiết kế, giám sát, thi công đường dây và trạm biến áp (có cấp điện áp từ 110 KV trở xuống ) Sản xuất đúc trụ bê tông ly tâm, các cấu kiện bê tông đúc sẵn và các phụ kiện điện phục vụ cho công tác xây lắp điện;
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật liệu điện và thiết bị cơ điện;
2. TÌNH HÌNH KINH DOANH
- Quý 2/2022, GEG ghi nhận doanh thu đạt 506 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ. Tăng trưởng nhờ sự xuất hiện của 3 nhà máy điện gió mới từ cuối năm 2021, với tổng công suất lên đến 130MW cùng chính sách khuyến khích đặc biệt (hưởng giá FIT từ 8.5 – 9.8 Uscents/kWh)
- Tuy nhiên, Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 30 tỷ, giảm 50% so với cùng kỳ năm 2021 bởi nhiều khoản chi phí tăng cao.
- Biên lợi nhuận gộp đã suy giảm do xuất hiện thêm chi phí khấu hao khi các nhà máy điện mới đã hoàn thành vào cuối năm 2021 và chi phí lãi vay tăng hơn 70% so với cùng kỳ do nợ vay đã tăng đáng kể để tài trợ cho các dự án điện đang triển khai.
3. ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ
*ĐIỂM NHẤN 1: Doanh thu mở rộng sang mảng điện gió và điện mặt trời
- Mảng điện mặt trời và điện gió được hưởng giá FIT ưu đãi cố định trong 20 năm, do đó tăng trưởng doanh thu tương đương tăng trưởng sản lượng tiêu thụ cộng mất giá của VND.
- Hiện tại, cơ cấu doanh thu tập trung chính vào Điện gió; Điện mặt trời & Thủy điện chỉ còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu.
Vì lí do:
- Công tác vận hành tại các nhà máy Thủy điện hiện hữu thường không đạt như kỳ vọng do thời tiết khô hạn kéo dài, lượng nước về không đảm bảo cho công tác phát điện. Ngoài ra, Thủy điện còn phụ thuộc vào yếu tố thời tiết dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên liệu rất hay xảy ra.
- Trong năm 2022, Điện mặt trời và Điện gió sẽ tiếp tục mở rộng và hưởng cơ chế ưu đãi của EVN nhờ chính sách tập trung nguồn năng lượng xanh trong quy hoạch điện VIII. Mảng năng lượng tái tạo sẽ có một lợi thế về nguồn vốn vay, dòng tiền và nguồn thu khá ổn định nên được cơ chế ưu đãi từ những ngân hàng lớn và nước ngoài cho vay với lãi suất thấp.
=> Do đó, lợi nhuận từ những nhà máy Điện mặt trời và Điện gió rất hấp dẫn, mang lại nguồn doanh thu lớn và ổn định cho GEG trong thời gian tới.
*ĐIỂM NHẤN 2: Động lực tăng trưởng từ 3 dự án mới
=> Việc các nhà máy Điện gió và Điện mặt trời đi vào hoạt động sẽ giúp GEG tăng trưởng nguồn doanh thu trong thời gian tới, và lợi nhuận cải thiện nhờ giá vốn của năng lượng tái tạo thấp.
- Theo Quyết định 39/2018, giá mua Điện gió trên bờ là 8,5 cent một kWh, còn ngoài khơi là 9,8 cent một kWh đối với các dự án vận hành trước ngày 1/11/2021 và ưu đãi này kéo dài 20 năm. Điều này làm cho doanh nghiệp tập trung xây dựng các nhà máy điện gió để được hưởng ưu đãi.
- Theo phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 của EVN, chính thức đưa thị trường bán lẻ điện cạnh tranh vận hành kể từ năm 2023.
=> Việc đưa thị trường bán lẻ vận hành chính thức từ năm 2023 tức là các doanh nghiệp sản xuất điện sẽ không cần thông qua EVN để cung cấp điện nữa mà trực tiếp bán điện cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng điện. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có được khoản giá đầu ra như cũ nhưng lợi nhuận sẽ cao hơn.
- Với kịch bản chuyển đổi năng lượng ưu tiên phát triển các dự án NLTT, đặc biệt là Điện gió trong giai đoạn từ giờ đến 2030 và giai đoạn 2045 có thêm điện mặt trời và Pin lưu trữ là động lực tăng trưởng cho GEG trong dài hạn.
*ĐIỂM NHẤN 3: Các dự án trong tương lai
- GEG đang có kế hoạch đưa thêm 2 trang trại Điện gió đi vào hoạt động trong giai đoạn 2022- 2023. Mặc dù có mức giá FiT mới thấp hơn khoảng 15% so với mức giá FiT ưu đãi trước đây.
- GEG đang chuẩn bị khởi công thêm 2 trang trại Điện gió gần bờ ở khu vực Tây Nam vào giai đoạn 2022- 2023 - Tân Phú Đông 1 (100 MW) và VPL 2 (30 MW).
- GEG dự kiến tăng vốn 552 tỷ đồng để tài trợ cho công suất Điện gió mới thông qua, đợt phát hành đã được thông qua tại ĐHCĐ năm 2022.
- Tổng vốn đầu tư cơ bản cho 2 dự án này là 5.720 tỷ đồng. Nguồn vốn sẽ được chi trả từ vốn CSH của GEG, phát hành TPDN cùng với các khoản vay thương mại.
=> Dự kiến trong năm 2022, doanh nghiệp sẽ hoàn thành 2 dự án mới và hoạt động hết công suất, các dự án này sẽ bổ sung thêm gần 420 triệu Kwh cho sản lượng điện hằng năm của GEG. Góp phần tăng trưởng doanh thu, cải thiện biên lợi nhuận cho doanh nghiệp trong dài hạn.
4. RỦI RO DOANH NGHIỆP
- Doanh nghiệp vay nợ nhiều dẫn đến chi phí lãi vay tăng cao: Ở quý 2/2022, lợi nhuận ghi nhận 186 tỷ, trong khi đó, chi phí lãi vay chiếm 147 tỷ, điều này làm ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp biến động, sửa chữa định kì và tới hạn trả lãi vay.
- Rủi ro tăng chi phí vận hành và bảo trì các nhà máy Điện mặt trời/ Điện gió sau khi hết thời hạn bảo hành (5 năm đối với biến tần, 10 năm đối với tấm pin).
---------------------------------------------------------------------------
=> Nhà đầu tư có chưa có vị thế mong muốn được hỗ trợ điểm MUA phù hợp hoặc bàn luận thêm về cổ phiếu hãy trao đổi bên dưới phần Bình luận để được hỗ trợ.
=> THEO DÕI TÀI KHOẢN CỦA SimpleInvest ĐỂ THAM KHẢO NHIỀU BÀI PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU CHUYÊN SÂU HƠN NỮA NHÉ!
CHÚC NHÀ ĐẦU TƯ CHIẾN THẮNG MỌI THỊ TRƯỜNG!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận