menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
NGUYỄN HỒNG ĐIỆP

Pha loãng cổ phiếu

Trong bài viết cách đây 2 ngày, tôi có đề cập đến trường hợp của một doanh nghiệp hàng đầu trên TTCK VN. Bài viết nhận được rất nhiều ý kiến đa chiều, và tôi cũng đã phản hồi hầu hết các ý kiến đó. Hôm nay tôi không nhắc đến chủ đề trên nữa, mà chỉ xin chia sẻ một vài kiến thức để NĐT cùng hiểu rõ hơn.

Đầu tiên, nếu nói cứng nhắc sách vở kiểu "Gà học bài" thì khái niệm "Pha loãng cổ phiếu" - dilution - chỉ xảy ra khi việc phát hành thêm (PHT) cổ phiếu làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sở hữu của cổ đông. Các trường hợp này bao gồm như PHT (bán) ra Công chúng, PHT (bán) cho Cổ đông hiện hữu, Phát hành riêng lẻ, ESOP, PHT cổ phiếu để chuyển đổi Trái phiếu (nợ). Hình thức dilution luôn mang lại dòng tiền cho doanh nghiệp. Bản chất của TTCK là kênh huy động vốn, cho nên đây là hình thức thực sự mang tính tốt đẹp. Nếu doanh nghiệp dùng tiền mới đó để đầu tư vào SXKD để mang lại giá trị gia tăng cho cổ đông thì đó là sự lành mạnh tuyệt vời.

Thế nhưng dilution cũng có những vấn đề. Thứ nhất: không phải DN nào có thêm vốn cũng thành công theo tỷ lệ tương xứng, đôi khi thêm vốn rồi đầu tư lung tung, hoặc bất ngờ gặp rủi ro sẽ thua lỗ lớn hơn khi vốn còn nhỏ. Thứ hai: một số ông chủ không thích tăng vốn ngoài vì sợ mất quyền kiểm soát. Mặt khác, trong những đợt tăng vốn cho cổ đông hiện hữu các ông chủ không có tiền hay không muốn bỏ tiền ra mua thêm, sẽ gây ảnh hưởng đến tỷ lệ sở hữu của họ. Thứ ba: lại có những ông tăng vốn ảo, tức bản chất dòng tiền không có thật, chỉ là in thêm giấy rồi mang lên sàn làm giá, bán giá nào cũng được, đều mang tiền tươi thóc thật về cho họ cả. ROS là một ví dụ điển hình. Thứ tư: việc tăng vốn cũng sẽ làm các chỉ số cơ bản của DN như EPS, ROE, xấu đi trong ngắn hạn. Điều này chỉ có thể cân bằng khi dòng tiền mới mang lại hiệu quả tương xứng sau một khoảng thời gian nào đó. Dilution sẽ làm các ông chủ mất ăn mất ngủ vì phải tìm mọi cách nhanh chóng đạt lợi nhuận cao.

Ngoài hình thức dilution thì việc trả cổ tức bằng cổ phiếu - stock dividend hay stock split - cũng có thể coi là một sự pha loãng, hay chính xác hơn là pha loãng giá. Bản chất thực chỉ là bút toán doanh nghiệp, không làm thay đổi VCSH, túi phải qua túi trái mà thôi. Hãy hình dung là một cái bánh được cắt làm 4, mình sở hữu 1 phần, bây giờ cắt làm 8, mình sở hữu 2 phần, chả khác gì nhau cả. Hình thức pha loãng kiểu split này làm tăng quy mô DN qua VĐL lớn lên, tăng vị thế và hình ảnh của DN. Vì thế việc đi vay vốn để phát triển SXKD cũng dễ hơn. Ngoài ra, giá cổ phiếu nhỏ hơn cũng tạo ra sức hút đám đông, tăng tính thanh khoản thị trường, mục đích để sau này có thể thành công trong việc tăng vốn bằng hình thức PHT (bán thêm)/dilution.

Tuy nhiên, hình thức pha loãng kiểu trả cổ tức bằng cổ phiếu này cũng bộc lộ những nhược điểm chết người. Thứ nhất: để giữ được chỉ tiêu quan trọng P/E thì DN phải giữ được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. Một khi đã nhìn thấy tương lai KD u ám, dứt khoát không pha loãng, vì sẽ làm giá cổ phiếu lao dốc không phanh do cộng hưởng tính cung cầu của cổ phiếu trôi nổi. Việc giữ giá cổ phiếu cũng là trách nhiệm của DN, chứ không hẳn chỉ của thị trường hay NĐT. Thứ hai: dù đúng là việc giữ vốn lại cho DN phát triển là cần thiết, nhưng nếu quy mô vốn đã đủ lớn, các nhà bank đã định vị uy tín, giá trị DN thông qua VCSH, thì việc pha loãng quá đà đôi lúc sẽ làm mất lòng tin của giới đầu tư. Họ không còn thấy ý nghĩa thực của việc này, mà chỉ nhìn ở khía cạnh hình thức, ra vẻ trả cổ tức đều đặn cao. Thứ ba: việc luôn chỉ sử dụng chiêu tăng vốn qua trả cổ tức bằng cổ phiếu còn có ý nghĩa chỉ chăm chăm bảo vệ quyền lực cá nhân, giữ tỷ lệ sở hữu không đổi, không màng đến yếu tố cung cầu thị trường. Đây là một trong những yếu tố mà NĐT dù là tổ chức hay cá nhân sẽ quay lưng lại với DN.

Đầu tư chứng khoán có rất nhiều trường phái khác nhau, nhưng tựu chung đều có ý nghĩa là gửi một số vốn nhất định vào nơi đáng tin cậy. NĐT hy vọng rằng số vốn này được bảo toàn, có thể tăng lên theo thời gian nào đó nhờ các yếu tố có thể đến từ cốt lõi DN, có thể đến từ thị trường chung hoặc bất cứ lý do gì cũng được. Cho nên nếu việc trả cổ tức bằng tiền mặt, bản chất là rút tiền ra khỏi DN, làm giảm VCSH, chỉ là hình thức đáp ứng nhu cầu bề ngoài, thì NĐT cũng không cần điều này. Một ví dụ điển hình là cổ phiếu Berkshire Hathaway của Warren Buffett chả bao giờ trả cổ tức bằng tiền hay cổ phiếu cả, thậm chí còn mua lại cổ phiếu của chính mình (giảm vốn) nhưng giá luôn tăng trưởng vùn vụt.

NĐT chứng khoán dù là Fn hay F0 cũng đều là những nhân tài, chí ít cũng đã sự khác biệt khi dám bỏ tiền để đầu tư. Dù bạn đánh đầu cơ, đánh T+, hay đánh tích sản dài hạn, kiến thức là hành trang trên con đường chông gai này. Mà kiến thức thì không thể học và lĩnh hội qua một vài khóa học ngắn, qua MXH được. Nó cần được sự suy gẫm sâu sắc, trao đổi và học hỏi hàng ngày. Chỉ có như vậy thành công mới đến với chúng ta.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
NGUYỄN HỒNG ĐIỆP

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

81 Yêu thích
22 Bình luận 43 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại