menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
PGS.TS Phạm Thế Anh

PGS.TS Phạm Thế Anh: Không nên nâng trần chi phí lãi vay lên 30%

Trước phản ứng của nhiều doanh nghiệp, Bộ Tài chính dự định nâng trần chi phí lãi vay từ 20% (theo Nghị định 20/2017/NĐ-CP) hiện nay lên 30%. Tuy nhiên, theo PGS. TS Phạm Thế Anh, chuyên gia kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR), để chống triệt tiêu động lực chuyển giá, trốn thuế, Chính phủ không những không nên nâng trần, mà còn cần phải có lộ trình giảm trần chi phí lãi vay xuống 0%.

Khống chế trần chi phí lãi vay để triệt tiêu động lực chuyển giá

Hiện tượng trốn tránh thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam diễn ra với quy mô ngày càng lớn và hành vi ngày càng phức tạp, tinh vi. Nghị định 20/2017/NĐ-CP ra đời với mục tiêu cao nhất là chống chuyển giá/chuyển nợ với mục đích trốn tránh thuế.

Đối tượng điều chỉnh của Nghị định 20/2017/NĐ-CP là các doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Theo đó, Điều 3, Khoản 8 của Nghị định quy định: tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ chỉ được khấu trừ thuế nếu không vượt quá 20% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay và chi phí khấu hao trong kỳ (EBITDA).

Trong khi các tập đoàn đa quốc gia “bình chân như vại”, thì điều khoản trên của Nghị định 20/2017/NĐ-CP gặp khá nhiều phản ứng từ các doanh nghiệp trong nước vốn dựa nhiều vào vay nợ, đặc biệt là các tập đoàn/tổng công ty nhà nước có giao dịch liên kết giữa các thành viên trong cùng tập đoàn. Các doanh nghiệp cho rằng, cần phải nâng mức trần khống chế lên 30% mới là hợp lý.

Trước phản ứng của doanh nghiệp, Bộ Tài chính đang cân nhắc nâng tỷ lệ này lên 30% - mức cao nhất theo khuyến cáo của OECD.

Muốn chống được hành vi trốn thuế rất phức tạp của khu vực FDI, và cả khu vực doanh nghiệp trong nước hiện nay, Chính phủ không nên nâng mức khống chế tỷ lệ lãi vay/EBITDA được khấu trừ thuế từ 20% lên 30% như đòi hỏi của một số doanh nghiệp.

Trên thực tế, ngoài việc hạn chế hành vi trốn tránh thuế, việc hạn chế mức trần lãi vay được khấu trừ thuế còn làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI vốn có lợi thế hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn trên thị trường quốc tế hoặc từ các công ty mẹ ở nước ngoài. Tương tự, nó cũng giúp làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân với DNNN vốn có lợi thế hơn về khả năng tiếp cận các nguồn vốn.

Rõ ràng, việc những tập đoàn như EVN hay TKV đứng ra vay nợ rồi cho các công ty thành viên vay lại sẽ dễ dàng và hưởng lãi suất ưu đãi hơn rất nhiều so với việc từng công ty thành viên đi vay, tạo ưu thế lớn so với các doanh nghiệp tư nhân trong nước. Do vậy, việc thắt chặt trần lãi vay được khấu trừ thuế từ các giao dịch liên kết chính là góp phần làm giảm những lợi thế của FDI với doanh nghiệp trong nước, của DNNN với doanh nghiệp tư nhân, tạo sân chơi bình đẳng hơn giữa các loại hình doanh nghiệp.

Thậm chí, trong tương lai, Bộ Tài chính nên có lộ trình giảm tỷ lệ này xuống thấp hơn nữa, và tiến tới loại bỏ hoàn toàn việc khấu trừ lãi vay giữa các công ty liên kết. Việc này sẽ triệt tiêu động lực chống chuyển giá của doanh nghiệp.

Sửa hàng loạt điểm bất hợp lý của Nghị định 20/2017/NĐ-CP

Mặc dù khuyến nghị không nên nâng trần chi phí lãi vay, song chuyên gia kinh tế trưởng VEPR cho rằng, cần sửa đổi một số điểm bất hợp lý của Nghị định này để gỡ vướng cho doanh nghiệp.

Thứ nhất, chi phí lãi vay từ các hợp đồng vay nợ ký kết trước thời điểm Nghị định 20/2017/NĐ-CP có hiệu lực nên được khấu trừ toàn bộ. Những doanh nghiệp có giao dịch liên kết và vay nợ lớn có thể bị động khi Nghị định 20/2017/NĐ-CP ra đời. Hoạt động đi vay và cho vay lại giữa công ty mẹ và các công ty thành viên rất phổ biến ở các tập đoàn. Nghị định 20/2017/NĐ-CP ra đời có thể đẩy những doanh nghiệp đang có những hợp đồng vay nợ dài hạn kí kết từ năm 2017 trở về trước vào thế bị động. Với những trường hợp như vậy, chi phí lãi vay nên được miễn trừ khỏi sự điều chỉnh của Nghị định 20/2017/NĐ-CP.

Thứ hai, cho phép các doanh nghiệp chuyển phần chi phí lãi vay chưa được khấu trừ vào một số năm tiếp theo (có giới hạn). Điều này giúp các doanh nghiệp mới thành lập thường chịu lỗ trong giai đoạn đầu sau thành lập có thể giảm gánh nặng tài chính, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào những ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn và dài hạn. Thời hạn kết chuyển có thể là 5 năm và chỉ áp dụng với những doanh nghiệp mới thành lập hoặc có đầu tư lớn vượt một con số nhất định.

Thứ ba, chi phí lãi vay từ các giao dịch độc lập nên được miễn trừ hoàn toàn và không chịu sự điều chỉnh của Nghị định 20/2017/NĐ-CP. Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam và nhiều công ty khác không đồng tình với việc quy định chi phí lãi vay để tính khấu trừ thuế bao gồm cả chi phí lãi vay từ các giao dịch độc lập (như trả lời của Bộ Tài chính qua Công văn 3790/TCT–DNL). Phản ứng này là hoàn toàn dễ hiểu bởi mục đích của Nghị định 20/2017/NĐ-CP là quản lý thuế đối với các giao dịch liên kết nhằm chống trốn tránh thuế. Tuy nhiên, Nghị định lại đưa cả chi phí lãi vay từ các giao dịch độc lập vào diện điều chỉnh là không phù hợp.

Cuối cùng, Nghị định 20/2017/NĐ-CPcó cả tham vọng chống chuyển giá lẫn chống mỏng vốn. Tuy nhiên, theo chuyên gia, Nghị định này chỉ nên giới hạn trong mục tiêu chống chuyển giá thông qua các giao dịch liên kết để đưa ra các quy định phù hợp.

Việc chống xói mòn cơ sở thuế và chống vốn mỏng nên được đề xuất trong một quy định khác để đảm bảo quy định đó bao phủ được mọi doanh nghiệp, bao gồm công ty trong các tập đoàn đa quốc gia, tập đoàn trong nước, và các công ty độc lập.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
PGS.TS Phạm Thế Anh

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại