menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đỗ Văn Thái

Ông Lê Văn Hà (Yuanta): Giao dịch trong thị trường đi ngang cần 2 tố chất - quyết đoán và kỷ luật

Có cơ hội ngồi trò chuyện cùng ông Lê Văn Hà - Giám đốc trung tâm kinh doanh Chứng khoán Yuanta Việt Nam, người đã có kinh nghiệm hơn 13 năm trên TTCK. Người viết đã được nghe góc nhìn về diễn biến thị trường hiện tại cũng đưa các tư vấn về chiến lược giao dịch trong bối cảnh thị trường tích lũy đi ngang.

Ông Lê Văn Hà (Yuanta): Giao dịch trong thị trường đi ngang cần 2 tố chất - quyết đoán và kỷ luật
Ông Lê Văn Hà (Yuanta): Giao dịch trong thị trường đi ngang cần 2 tố chất - quyết đoán và kỷ luật

Gần đây, thanh khoản thị trường đang suy yếu, ông có thể cho biết dòng tiền đang rút đi đâu?

Ông Lê Văn Hà: Các cú sốc trên thị trường tài chính liên quan đến trái phiếu như vụ án tại Vạn Thịnh Phát, Tân Hoàng Minh hay FLC làm cho tâm lý nhà đầu tư lo sợ và chán nản rời bỏ thị trường.

Chúng ta đang ở bối cảnh không còn là chu kỳ tiền rẻ nữa khi chính sách thắt chặt tiền tệ đang diễn ra và dự kiến còn kéo dài hết 2023. Dòng tiền rẻ rút đi, thanh khoản đương nhiên sụt giảm.

Về tổng quan, dòng tiền ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở các kênh đầu tư là bất động sản, vàng, gửi tiết kiệm và chứng khoán. Tiền trong chứng khoán bị rút đi nhiều trong thời gian vừa qua một phần cũng từ việc các doanh nghiệp thực hiện mua lại trái phiếu trước hạn.

Năm qua, có nhiều nhà đầu tư cá nhân vì thua lỗ và chán nản nên rời bỏ thị trường hoặc bám trụ giữ lại một phần để “chờ về bờ”.

Tuy nhiên, vẫn có tỷ lệ nhiều nhà đầu tư luôn trading tìm kiếm cơ hội, tạo thanh khoản cho thị trường. Cũng còn lượng tiền lớn đang sẵn sàng mua vào đầu tư khi cổ phiếu về vùng định giá hợp lý.

Ông dự báo xu hướng thanh khoản thấp sẽ kéo dài đến khi nào?

Như vừa nói, với bối cảnh hiện tại thì chỉ phần lớn nhà đầu tư và đầu cơ trading chuyên nghiệp đang giao dịch trên thị trường, dòng tiền rẻ không còn nên thanh khoản sẽ chưa thể như 2021 được.

Thanh khoản sẽ trở lại mạnh khi hội tụ các yếu tố sau: Lãi suất ổn định và có xu hướng giảm trở lại, Chính phủ có những động thái rõ ràng hay các gói kích thích hỗ trợ nền kinh tế, triển vọng kinh doanh các doanh nghiệp tốt dần lên, TTCK chính thức vận hành hệ thống KRX.

Thanh khoản sẽ bùng nổ khi bước vào chu kỳ nới lỏng tiền tệ mới. Các thành phần đầu tư, đầu cơ sẽ tham gia và tạo nên sự sôi động.

Thanh khoản sẽ cao hơn một chút so với mức trước đại dịch COVID-19, nhưng sẽ không thể như 2020 - 2021. Dự kiến trong 6 tháng đầu năm 2023 sẽ ở quanh 10,000 tỷ đồng/phiên.

Ông Lê Văn Hà (Yuanta): Giao dịch trong thị trường đi ngang cần 2 tố chất - quyết đoán và kỷ luật

Thanh khoản xuống thấp như vậy, nhà đầu tư có nên giao dịch?

Ai từng đầu tư hay đầu cơ chứng khoán đều thấy TTCK là thị trường rất hấp dẫn về lợi nhuận và rất khó để rời bỏ, mà có khi còn theo cả cuộc đời.

Giai đoạn thanh khoản chậm những năm 2011 - 2015 và 2019, dù thị trường thanh khoản thấp, vẫn có nhiều nhóm ngành và cổ phiếu tăng mạnh, nhiều cổ phiếu còn tăng 200 - 300%.

Ông Lê Văn Hà (Yuanta): Giao dịch trong thị trường đi ngang cần 2 tố chất - quyết đoán và kỷ luật

Quan trọng là xác định mình đầu tư theo phuơng pháp nào, khẩu vị chấp nhận rủi ro của bản thân và vốn tham gia vào chứng khoán, lúc đó sẽ có câu trả lời chính xác nhất. Thị trường luôn có cơ hội để tìm kiếm lợi nhuận nhưng phải hiểu rõ và có kinh nghiệm, nếu chưa thì nên học hỏi và được tư vấn.

Rủi ro của thị trường hiện tại là gì? Việc thiếu vắng dòng tiền có khiến thị trường giảm điểm?

TTCK lúc nào cũng có rủi ro, ngay cả lúc uptrend mạnh nhất là lúc sẽ tạo ra rủi ro lớn; còn khi thị trường giảm là lúc tạo ra cơ hội lớn nhất.

Với bối cảnh vĩ mô hiện tại thì rủi ro lớn nhất của thị trường đến từ việc lãi suất duy trì ở mức cao và có thể bất thình lình tăng nữa. Thêm nữa là rủi ro về trái phiếu doanh nghiệp, dù Nghị định 65 có thể giúp gỡ rối ngắn hạn.

Việc thiếu vắng dòng tiền khó giúp thị trường tăng mạnh và cũng có những phiên rũ bỏ giảm điểm, điều này thường xảy ra trong bối cảnh tâm lý nhà đầu tư chưa ổn sau một đợt hoảng loạn.

Có ý kiến dự báo VN-Index có thể điều chỉnh về 800 điểm. Khả năng việc này xảy ra có cao không?

Mọi việc đều có thể xảy ra. Nhưng điểm số cũng chỉ là một thước đo, theo thế giới quan của người nhận định, dựa trên các thông số và kinh nghiệm của họ, nên có thể đúng hoặc sai.

Việc giảm điểm sâu đôi khi còn đến từ việc dùng margin quá mức của tất cả các thành phần tham gia thị trường, kéo theo hòn tuyết lăn như giai đoạn cuối 2022 vừa qua.

Với góc nhìn cá nhân, tôi cho rằng mốc 880-900 vừa qua là đáy trong năm 2023. VN-Index có thể test đáy một lần nữa nếu có các rủi ro lớn đến từ thế giới và các vấn đề nổi cộm vừa qua không được giải quyết.

Trong giai đoạn giằng co tích lũy đi ngang, nhà đầu tư nên giao dịch thế nào?

Khi xác định thị trường đi ngang thì chiến thuật trading trong khung là hợp lý nhất, hay còn gọi là swing trading. Để giao dịch được với thị trường đi trong biên độ hẹp, sóng lên ngắn và dễ điều chỉnh, nhà đầu tư cần có tố chất quan trọng nhất: quyết đoán và kỷ luật.

Lời khuyên là khi có tín hiệu xấu thì nên bán, bán một phần hay bán hết tùy trạng thái mỗi người . Tối ưu cho nhà đầu tư cá nhân là chỉ nên có 3 mã cổ phiếu trong danh mục.

Ông Lê Văn Hà (Yuanta): Giao dịch trong thị trường đi ngang cần 2 tố chất - quyết đoán và kỷ luật

Làm sao để phát hiện ra cổ phiếu tốt trong giai đoạn thị trường đi ngang, nên dùng các tiêu chí nào? Cá nhân ông dùng công cụ nào để lọc cổ phiếu?

Quy trình tìm cổ phiếu lên giá khác với tìm cổ phiếu của doanh nghiệp tốt. Doanh nghiệp tốt có khi chưa đến thời điểm lên giá trong bối cảnh thị trường hiện tại.

Tôi thường tìm cổ phiếu theo chiến lược top down (chiến lược đầu tư từ trên xuống) và cũng cần dựa vào kinh nghiệm cá nhân (sau nhiều lần sai).

Nhà đầu tư cũng có thể lựa chọn dựa trên các chỉ tiêu như EPS, PE, ROE, ROA… bên cạnh việc quan sát thanh khoản của cổ phiếu đó.

Một yếu tố quan trọng là khi đã lựa chọn sai thì cần hành động cắt lỗ ngay lập tức.

Nếu quyết định xuống tiền, nên giữ cổ phiếu tối đa bao lâu trong điều kiện thị trường này?

Việc giữ cổ phiếu trong bao lâu phụ thuộc vào kỳ vọng của từng người tham gia. Với thị trường biên độ hẹp thì nên đặt kỳ vọng ngắn lại và khi có tín hiệu không tốt từ bất cứ vấn đề gì có thể làm thay đổi xu hướng của cổ phiếu thì nên bán ra.

Ông Lê Văn Hà (Yuanta): Giao dịch trong thị trường đi ngang cần 2 tố chất - quyết đoán và kỷ luật

Trường phái mua cổ phiếu để hưởng cổ tức có phải là chiến lược hợp lý trong giai đoạn thị trường lình xình?

Cổ tức là một điều rất tuyệt vời trong đầu tư. Dù vậy, để đầu tư theo trường phái này, cần xác định vốn tham gia thị trường là vốn thật sự nhàn rỗi, đủ kiên trì để nắm giữ cổ phiếu đó kể cả khi giá cổ phiếu giảm vô lý.

Những người mua cổ phiếu để nhận cổ tức phần lớn tham gia lâu năm, mua khối lượng lớn và đồng hành cùng doanh nghiệp rất lâu. Họ ít khi bán ra, có nguồn tiền rất thoải mái, không áp lực tài chính. Hay còn gọi là nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Ông Lê Văn Hà (Yuanta): Giao dịch trong thị trường đi ngang cần 2 tố chất - quyết đoán và kỷ luật

Xu hướng khối ngoại thời gian tới sẽ ra sao? Có nên theo dấu dòng tiền khối ngoại?

Khối ngoại là dòng tiền khó đoán, chỉ nên theo dõi để đánh giá và hành động, nhất là dòng tiền từ các quỹ ETF có thể vào mạnh nhưng rút ra đột ngột. Khối ngoại đang kỳ vọng rất lớn vào thị trường khi định giá trở nên hấp dẫn sau giai đoạn suy giảm.

Và câu chuyện nâng hạng là yếu tố quan trọng nhất trong 2-3 năm tới để hút vốn ngoại.

Việc nhà đầu tư mua bán theo khối ngoại chỉ nên nhìn theo hướng là một công cụ chỉ báo về sự kỳ vọng dòng tiền nâng đỡ thị trường. Còn lại nên tập trung vào phương pháp và cổ phiếu riêng của mình.

Nhóm cổ phiếu bất động sản sẽ tác động thế nào tới thị trường thời gian tới?

Đây là nhóm cổ phiếu đầu cơ theo dòng tiền là chính. Năm 2021, nhóm này đã thu hút dòng tiền mạnh mẽ, giúp nhiều nhà đầu tư “đổi đời”.

Dù vậy, năm nay, thị trường bất động sản đang gặp khó khăn về thanh khoản thì nhóm cổ phiếu bất động sản khó có cơ hội bùng nổ. Sự hồi phục, nếu có, phải kỳ vọng trong năm 2024.

Trong quý 2 - 3, nhóm cổ phiếu nào có khả năng có sóng?

Đầu tiên nên ưu tiên nhóm liên quan đầu tư công như hạ tầng, đá, xi măng, nhựa đường, thép.

Nhóm thứ 2 có thiên hướng phòng thủ hơn là ngành điện, khi 2023 có thể tăng giá điện.

Nhóm dầu khí có rủi ro là giá dầu biến động, nhưng khi Luật dầu khí được sửa đổi có thể có sóng.

Nhóm thứ 4 là chứng khoán với kỳ vọng vào hệ thống KRX vận hành và thanh khoản tăng trở lại. Đặc tính nhóm chứng khoán là tăng giảm rất sát với thị trường.

Ông Lê Văn Hà (Yuanta): Giao dịch trong thị trường đi ngang cần 2 tố chất - quyết đoán và kỷ luật

Dù tìm kiếm nhóm cổ phiếu nào, nhà đầu tư cũng cần có phương pháp phù hợp với hoàn cảnh, vị thế, khẩu vị và vốn của bản thân rồi linh hoạt ứng dụng từng thời điểm. Đặc biệt là nên học cách cắt lỗ.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

1,174.85

-18.16 (-1.52%)

Biểu đồ mã VN-INDEX
6 Yêu thích
3 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại