menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Tiểu Màn Thầu

Nuôi con ở đâu đắt đỏ nhất thế giới?

Phải tốn hơn 75.000 USD để nuôi dạy một đứa trẻ đến năm 18 tuổi ở Trung Quốc, và thêm 22.000 USD cho việc học đại học.

Nuôi dạy con cái vốn là việc tốn kém, bất kể là ở đâu trên thế giới. Tuy nhiên, trong khi Mỹ đang ở mức chi phí trung bình, Trung Quốc đã trở thành một trong những nơi đắt đỏ nhất để nuôi dạy trẻ em.

Nuôi con ở đâu đắt đỏ nhất thế giới?
Chiếm phần lớn là chi phí giáo dục và khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc khi trẻ còn ở độ tuổi nhỏ.

Theo nghiên cứu từ Jefferies (JEF), Hàn Quốc đứng đầu danh sách những nơi tốn kém nhất để nuôi dạy một trẻ từ sơ sinh đến 18 tuổi, được tính bằng tỷ lệ phần trăm chi phí nuôi dạy trẻ trên GDP bình quân đầu người.
Trung Quốc đứng thứ hai, tiếp theo là Italia. Mỹ được xếp vào giữa danh sách, ở vị trí 14 trong nơi đắt đỏ nhất, giữa Đức và Nhật Bản.

Tuy nhiên tất cả chỉ là tương đối: "Nếu điều chỉnh dữ liệu đó theo tỷ lệ phần trăm thu nhập khả dụng trung bình, thì Trung Quốc sẽ trở thành nơi đắt đỏ nhất để nuôi dạy trẻ," các nhà nghiên cứu của Jefferies cho biết.

Vậy điều gì khiến việc nuôi dạy trẻ em tốn kém đến vậy? Phần lớn trong số đó là chi phí giáo dục và khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc khi trẻ còn ở độ tuổi nhỏ. Theo Jefferies, các dịch vụ mầm non ở Trung Quốc chủ yếu là tư nhân.

Phải tốn hơn 75.000 USD để nuôi dạy một đứa trẻ đến năm 18 tuổi ở Trung Quốc, và thêm 22.000 USD cho việc học đại học.

Mặc dù nghe có vẻ rẻ hơn nhiều so với mức học phí mà sinh viên ở Mỹ có thể phải trả nhưng có một điểm khác biệt chính: "Ở nhiều nước phương Tây khác, khoản vay dành cho sinh viên do nhà nước cung cấp phổ biến hơn và gánh nặng được trút bỏ từ cha mẹ và chuyển sang chính con cái," các nhà phân tích của Jefferies cho biết.

Ví dụ, ở Mỹ, 55% sinh viên đại học tốt nghiệp mắc nợ trong năm học 2019-2020, theo số liệu của College Board.

Chính phủ có thể làm gì?

Các nhà làm luật có rất nhiều lựa chọn để giảm chi phí sinh con, bao gồm trợ cấp tiền giữ trẻ để hạn chế khoảng cách giữa những người thuộc các tầng lớp thu nhập khác nhau.

Bắc Kinh đang can thiệp để việc dạy thêm sau giờ học trở nên dễ tiếp cận hơn. Tiếp theo trong danh sách có thể là chi phí nhà trẻ và mẫu giáo, các nhà phân tích của Jefferies cho thấy.

"Chúng tôi hiểu rằng chính phủ đang tìm cách để nhà nước cung cấp các dịch vụ này và/hoặc điều chỉnh giá của các dịch vụ tư nhân," họ nói.

Chính phủ Trung Quốc đã công bố trong kế hoạch 5 năm hiện tại rằng họ đặt mục tiêu tăng số lượng trường mẫu giáo cho trẻ em dưới 3 tuổi lên 4,5 trên 1.000 người vào năm 2025 - gấp hai lần rưỡi so với hiện tại là 1,8 trên 1.000. Hiện tại, có 42 triệu trẻ em Trung Quốc dưới 3 tuổi.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại