Nước Mỹ muốn hướng tới khung hợp tác thương mại, đầu tư mới chứ không gia nhập CPTPP
Bộ trưởng Thương mại Mỹ tái khẳng định quan điểm của chính quyền Biden về việc thỏa thuận thương mại CPTPP sẽ không phải thứ mà nước Mỹ muốn trở thành một phần ở hiện tại.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ, bà Gina Raimondo, vào ngày thứ Hai cho biết nước Mỹ đang cố gắng hình thành khung hợp tác kinh tế mới có quy mô lớn hơn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Theo Nikkei, trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình nhân chuyến thăm của bà tới Tokyo, bà Raimondo nói đến việc nước Mỹ đang nhắm đến một khung kinh tế có quy mô sâu rộng hơn các thỏa thuận thương mại thông thường.
Dù rằng tái khẳng định quan điểm của chính quyền Biden về việc thỏa thuận thương mại CPTPP sẽ không phải thứ mà nước Mỹ muốn trở thành một phần ở hiện tại, bà Raimondo cho biết nước Mỹ cởi mở với việc tham gia một khung hợp tác kinh tế khác có sự tham gia của Nhật và nhiều quốc gia khác trên thế giới, cùng hỗ trợ nhau phát triển trong nhiều lĩnh vực, trong đó có bao gồm công nghệ số và chuỗi cung ứng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố khung chính sách kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á được tổ chức trực tuyến vào cuối tháng 10/2021.
“Chúng tôi hy vọng sẽ ký kết được thỏa thuận với các nền kinh tế trong khu vực vốn là một khung chính sách hợp tác kinh tế đa dạng”, ông Raimondo nói.
Dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, Mỹ đã tham gia vào các cuộc đàm phán nhằm hướng đến hiệp định CPTPP được ký kết từ năm 2016 tuy nhiên chưa bao giờ được áp dụng. Mỹ đã rút khỏi hiệp định CPTPP dưới thời người kế nhiệm của ông Obama là ông Donald Trump, hiệp định này sau đó được thay thế bởi CPTPP.
Hiện tại CPTPP đang có 11 thành viên: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
Vào tháng 9/2021, Trung Quốc và Đài Loan, trong những động thái riêng rẽ, đã nộp hồ sơ gia nhập CPTPP. CPTPP đặt ra quy định luật lệ cho thương mại và đầu tư.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Raimondo nói rằng Nhật và Mỹ cùng chia sẻ nhiều mối quan tâm và quyền lợi chung.
Hai bên đã đồng thuận thành lập hợp tác Liên minh Thương mại và Công nghiệp Nhật – Mỹ. Bà Raimondo nói đến những vấn đề của chuỗi cung ứng, tình trạng thiếu chip trên toàn cầu và năng lượng sạch như những ưu tiên hàng đầu của hai nước.
Với việc mở rộng quy mô kinh tế số, bà Raimondo nói rằng cần đến những nỗ lực nhằm bảo vệ các giá trị dân củ và đảm bảo quyền riêng tư.
Bà Raimondo cho biết bà đã có cuộc gặp với các thành viên thuộc cộng đồng kinh doanh Nhật về kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng của chính quyền Biden, phía Washington muốn tìm cách hợp tác với các doanh nghiệp Nhật.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận