menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Tuấn Việt

Nước Mỹ có tránh được vỡ nợ?

Liệu Mỹ có thể thoát khỏi vỡ nợ hay không?

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gặp gỡ các quan chức Quốc hội hôm 16/5, một ngày sau khi Bộ Tài chính cảnh báo chính phủ nước này có thể cạn tiền trước ngày 1/6.

Số nợ công của Mỹ đã chạm trần 31.400 tỷ USD vào ngày 19/1, và Bộ Tài chính đã sử dụng các biện pháp kế toán đặc biệt để kéo dài thời gian thanh toán các hóa đơn của mình.

Trong lá thư thứ hai gửi Quốc hội Mỹ sau 2 tuần, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết, cơ quan này khó có thể đáp ứng tất cả các nghĩa vụ thanh toán của chính phủ Mỹ vào đầu tháng 6, do đó Mỹ rất có khả năng vỡ nợ lần đầu tiên.

Mỹ không còn nhiều thời gian để đạt được thỏa thuận về trần nợ, do đó Tổng thống Joe Biden và các nhà lãnh đạo Quốc hội nước này đã gặp nhau hôm 16/5 để đàm phán trực tiếp tại Nhà Trắng nhằm ngăn kịch bản vỡ nợ xảy ra.

Tín hiệu lạc quan

Buổi đàm phán giữa Tổng thống Biden và các nhà lãnh đạo của đảng Dân chủ và Cộng hòa đã mang đến những tia hy vọng về việc đạt được thỏa thuận nhằm nâng trần nợ công trước ngày 1/6.

“Chúng tôi vừa kết thúc một cuộc họp tốt đẹp, hiệu quả khác với lãnh đạo quốc hội về con đường phía trước để đảm bảo rằng nước Mỹ không vỡ nợ”, ông Biden chia sẻ sau cuộc họp kéo dài một giờ tại Phòng Bầu dục.

Nước Mỹ có tránh được vỡ nợ?
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen hôm 15.5 nhắc lại rằng Mỹ có thể cạn tiền để thanh toán các hóa đơn của mình trước ngày 1/6 nếu Quốc hội Mỹ không tăng hoặc đình chỉ trần nợ. Ảnh: NY Times

“Vẫn còn nhiều việc phải làm nhưng tôi đã nói rõ với chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy và những người khác rằng chúng tôi sẽ nói chuyện thường xuyên trong vài ngày tới. Các nhân viên sẽ tiếp tục họp hàng ngày để đảm bảo rằng Mỹ sẽ không vỡ nợ”, ông Biden nói với các phóng viên sau cuộc đàm phán.

Trong khi đó, Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy nói rằng ông có thể thấy một thỏa thuận đạt được “vào cuối tuần”. Giọng điệu của ông đã thay đổi rõ rệt sau khi than thở về tình hình các cuộc đàm phán chỉ vài giờ trước đó.

Tuy nhiên, ông McCarthy cũng thừa nhận rằng quan điểm của hai bên trong cuộc đàm phán vẫn còn cách xa nhau, do đó chưa thống nhất về bất kỳ đề xuất chính sách nào.

Khi các cuộc đàm phán dường như đạt được một số động lực, ông Biden cho biết ông sẽ rút ngắn chuyến công du nước ngoài tới châu Á để trở lại Washington tham dự “các cuộc đàm phán cuối cùng” với các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ.

Tổng thống Mỹ vẫn sẽ khởi hành sang Hiroshima, Nhật Bản vào ngày 17/5 để tham dự cuộc họp Nhóm G7 ở đó, nhưng ông sẽ trở về vào ngày 21/5, hủy các chuyến thăm dự kiến tới Papua New Guinea và Australia.

Sự trở lại của ông sẽ tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực tránh vỡ nợ lần đầu tiên của Mỹ và ngăn ngừa thiệt hại kinh tế lớn cho quốc gia này.

Con đường duy nhất

Quyết định của ông Biden phản ánh thực tế rằng sự hiện diện của ông sẽ rất quan trọng để giải quyết tranh chấp chính trị khiến Mỹ - thiên đường của sự ổn định tài chính toàn cầu - đứng trước nguy cơ vỡ nợ.

Nó cũng là một dấu hiệu cho thấy những tiến triển trong các cuộc đàm phán tại Phòng Bầu dục giữa ông Biden với ông McCarthy hôm 16/5 không làm chậm quá trình đếm ngược đến thảm họa tiềm ẩn có thể phá vỡ nền kinh tế Mỹ, đồng thời ảnh hưởng đến hàng triệu người dân ở quốc gia này.

Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đều đã báo hiệu rằng họ coi phiên họp hôm 16/5 là thời điểm quyết định, quan trọng hơn nhiều so với một cuộc tụ họp tương tự tại Nhà Trắng một tuần trước và cấp bách hơn vì chỉ còn 16 ngày trước khi đất nước được dự đoán sẽ vỡ nợ.

Nước Mỹ có tránh được vỡ nợ?
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy và Thượng nghị sĩ Chuck Schumer trò chuyện với Tổng thống Joe Biden trước cuộc họp về trần nợ tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng hôm 16/5. Ảnh: CNN

Khi cuộc họp hôm thứ Ba bắt đầu, ông Biden đã nói rằng “chúng tôi đang có khoảng thời gian tuyệt vời. Mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp”. Tuy nhiên, phiên họp đã kết thúc mà không có đột phá.

Trong nhiều tuần qua, ông Biden đã khẳng định rằng đảng Dân chủ sẽ chỉ chấp nhận tăng trần nợ mà không có điều kiện nào từ đảng Cộng hòa của Hạ viện. Giờ đây, có vẻ như Nhà Trắng sẽ phải nhượng bộ.

Cả hai nhà lãnh đạo đảng Dân chủ từ New York, Thượng nghị sĩ Chuck Schumer, lãnh đạo phe đa số và Hạ nghị sĩ Hakeem Jeffries, lãnh đạo phe thiểu số, đều khẳng định việc thông qua một dự luật lưỡng đảng là con đường duy nhất để tiến tới.

“Chúng ta phải đạt được tiếng nói chung. Đó là cách duy nhất để giải quyết vấn đề này. Chúng ta phải thống nhất ý kiến của cả 2 bên”, ông Chuck Schumer cho biết.

Ông McCarthy đã đề xuất thu hồi các khoản tiền Covid chưa được sử dụng mà các quan chức Đảng Cộng hòa tin rằng có thể lên tới 50-60 tỷ USD. “Tôi nghĩ rằng cuối cùng nó sẽ được đưa vào thỏa thuận mới”, ông McCarthy khẳng định.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
2 Yêu thích
1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại