24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Văn Anh Tuấn
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Nợ lương công nhân, đường sắt ‘bị đẩy đến bước đường cùng’

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) vừa có văn bản cầu cứu Thủ tướng Chính phủ, cho biết các vướng mắc về kinh phí bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt khiến doanh nghiệp khó có thể trụ vững đến hết tháng 4.2021.

Hiện, 3.143 km đường sắt cả nước do VNR quản lý và chịu trách nhiệm duy tu, bảo trì. Tuy nhiên, theo VNR, Đề án quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được Bộ GTVT trình Thủ tướng Chính phủ tới thời điểm này vẫn tạo ra nhiều cấp trung gian quản lý, nhiều thủ tục hành chính trong việc quản lý, bảo trì, khai thác tài sản.

Đặc biệt là gia tăng cấp phép, phê duyệt đề án con (giấy phép con) khi đề xuất cơ chế giao dự toán kinh phí bảo trì cho Cục Đường sắt Việt Nam. VNR cũng cho rằng, Cục Đường sắt hiện chỉ có hơn 100 nhân lực, nếu giao vốn về Cục rồi mới phân bổ về VNR sẽ làm chậm trễ, ách tắc công tác bảo trì.

“Đề xuất giao thêm cấp trung gian là Cục Đường sắt sẽ phá vỡ tính thống nhất giữa các hoạt động quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt với công tác đảm bảo an toàn chạy tàu, làm đình trệ hoạt động vận tải đường sắt, triệt tiêu vận tải đường sắt”, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch VNR cho hay.

Theo dự toán hàng năm, phần vốn ngân sách dành cho bảo trì phân về đường sắt là 2.800 tỉ đồng, nhưng tới thời điểm này vẫn chưa được giao xuống. 20 công ty con của VNR làm nhiệm vụ bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt hiện đang nợ lương công nhân nhiều tháng, cũng như chưa có kinh phí mua vật tư duy tu, bảo trì.

“Đời sống của gần 25.000 lao động trong VNR đang bị ảnh hưởng, nguy cơ cao là các lao động hệ tuần đường, tuần cầu, tuần hầm, gác chắn đường ngang sẽ bỏ việc vì không có thu nhập. Vấn đề này đã đẩy doanh nghiệp đến bước đường cùng, khó có thể trụ vững đến hết tháng 4.2021”, ông Minh cho biết.

Liên quan đến đề án của Bộ GTVT, cho ý kiến thẩm định, Bộ Tư pháp cho biết, đại diện tất cả các bộ ngành (trừ Bộ GTVT) đều thống nhất ý kiến lựa chọn phương án giao cho VNR quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đến năm 2030, nhằm tạo khoảng thời gian hợp lý để lập và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả. Bộ này cũng cho rằng, phương án Bộ GTVT giao dự toán cho VNR như trước đây không trái quy định, giảm các khâu trung gian không cần thiết.

Dù vậy, Bộ GTVT vẫn bảo lưu quan điểm về việc giao dự toán cho Cục Đường sắt phân bổ lại cho VNR trong báo cáo mới nhất trình Thủ tướng Chính phủ.

Đây không phải lần đầu tiên VNR kêu cứu vì vướng mắc chậm được phân bổ vốn bảo trì. Tháng 2.2020, lãnh đạo ngành đường sắt cho biết chưa nhận được dự toán, khiến 11.315 người lao động không có tiền lương, dẫn đến nguy cơ phải dừng chạy tàu. Nguyên nhân cũng do vướng mắc là cơ chế giao dự toán bảo trì, thay vì giao thẳng cho VNR như trước đây, thì Bộ GTVT lại đặt hàng cho VNR thông qua Cục Đường sắt.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
23.00 (0.00%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả