menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Kim Liên

Những nhà đầu tư lớn nhất thế giới đang phòng vệ thế nào khi thị trường chao đảo?

Việc chuyển hướng sang thị trường tư nhân đang giúp nhiều nhà đầu tư lớn nhất thế giới thoát khỏi cơn điên loạn của thị trường cổ phiếu khi lạm phát ngất ngưởng và lãi suất tăng.

Câu hỏi lớn đang được đặt ra với những nhà đầu tư khổng lồ, từ quỹ đầu tư quốc gia 1.2 ngàn tỷ USD của Trung Quốc, Na Uy, Trung Đông tới quỹ hưu trí công của California - cũng là quỹ hưu trí công lớn nhất của Mỹ, Nhật Bản, Canada, là những màn đặt cược này sẽ bảo vệ họ được bao lâu khi mà triển vọng kinh tế thế giới ngày càng mờ mịt.

Biến động tài sản của các quỹ đầu tư lớn nhất thế giới

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, 10 quỹ đầu tư toàn cầu lớn nhất thế giới đã tăng gấp đôi tổng tỷ trọng các tài sản như quỹ đầu tư tư nhân, tín dụng tư nhân, bất động sản, cơ sở hạ tầng và quỹ phòng hộ lên khoảng 1/4 danh mục của họ, theo một phân tích của Bloomberg dựa trên các tài liệu đầu tư.

Trong khi đó, tỷ trọng cổ phiếu và trái phiếu bị nhóm nhà đầu tư sở hữu 7.7 ngàn tỷ USD này giảm đáng kể. Thay đổi mạnh mẽ nhất là của China Investment Corp., quỹ đầu tư quốc gia của Trung Quốc, khi đưa tỷ trọng các tài sản tư nhân và quỹ phòng hộ từ mức gần như bằng 0 vào năm 2008 lên gần một nửa danh mục, theo hồ sơ cập nhật gần đây nhất.

Những nhà đầu tư lớn nhất thế giới đang phòng vệ thế nào khi thị trường chao đảo?
Nơi đặt trụ sở của China Investment Corp tại Bắc Kinh.

Các tài sản tư nhân có thể khó bán hơn và bị định giá lại ít thường xuyên hơn, nhưng xu hướng chuyển sang các tài sản như vậy lại giúp các nhà đầu tư lớn nhất thế giới bù đắp lại một số khoản lỗ lớn trong những năm qua.

Việc các ngân hàng trung ương duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong nhiều năm khiến vốn hoá thị trường cổ phiếu toàn cầu giảm 1/4 và quy mô thị trường trái phiếu giảm 1/5 tính đến năm 2022. Triển vọng có thể còn u ám hơn nữa.

Trong khi đó, lĩnh vực quỹ đầu tư tư nhân của Mỹ lại được dự báo mang lại lợi nhuận lớn hơn các loại tài sản cơ bản trong thập kỷ tới, theo dữ liệu được tổng hợp bởi BlackRock Inc.

“Cổ phiếu có thể giảm tiếp và trái phiếu tiếp tục phải đối mặt với khó khăn do lãi suất tăng. Đa dạng hoá danh mục đầu tư theo nhiều cách khác nhau có thể mang lại lợi nhuận cao khi các tài sản truyền thống không hiệu quả”, Kim Bowater, Giám đốc tư vấn của Frontier Advisors, nói.

Những nhà đầu tư lớn nhất thế giới đang phòng vệ thế nào khi thị trường chao đảo?
Dòng vốn khủng đã chuyển hướng sang thị trường tài sản tư nhân kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008. Nguồn: Bloomberg

Với khoản đầu tư vào bất động sản chưa niêm yết tăng 7.1%, danh mục quỹ đầu tư quốc gia của Na Uy chỉ còn giảm 14.4% trong nửa đầu năm nay. Trong khi đó, thị trường cổ phiếu toàn cầu mất 21% trong cùng kỳ và trái phiếu giảm 14%. Các khoản đầu tư thay thế của Quỹ Dịch vụ Hưu trí Quốc gia Hàn Quốc tăng 7.3%, giúp hạ mức lỗ của cả danh mục xuống còn 8%.

Quỹ Đầu tư Hưu trí khổng lồ của Nhật Bản cũng chứng kiến các khoản đầu tư thay thế tăng 21.4% kể từ đầu năm 2022 đến cuối tháng 3, gấp 4 lần mức lãi của toàn danh mục.

Các quỹ được Bloomberg phân tích đều năm trong danh sách các nhà đầu tư lớn nhất thế giới do Thinking Ahead Institute tổng hợp hồi tháng 11/2021.

Không có màn đặt cược nào là chắc chắn

Tuy nhiên, chiến lược đầu tư này không phải lúc nào cũng hiệu quả. Lãi suất của những khoản vay được sử dụng để cấp vốn cho các thương vụ mua thôn tính quy mô lớn đang tăng mạnh do lãi suất cơ bản lên cao. Trong khi đó, những tài sản chưa niêm yết cũng hiếm khi được định giá nên chúng có thể dễ bị định giá hấp dẫn một cách giả tạo.

David Elms, người đứng đầu mảng tài sản đầu tư thay thế của Janus Henderson Investors, đưa ra một số cảnh báo ngay cả khi các tài sản tư nhân giúp nhà đầu tư hạn chế thua lỗ trong những ngăm gần đây. Nhà đầu tư vào lĩnh vực này đã có lợi nhuận tốt, song điều đó có thể cho thấy rằng danh mục của họ chưa phản ánh đúng tình hình chung của thị trường.

Những mảng đầu tư tư nhân hấp dẫn

Các tài sản như đường thu phí và sân bay có thể điều chỉnh giá tương đối dễ dàng, nên chúng tạo ra một hàng rào hiệu quả để chống lại lạm phát.

Hai thương vụ đầu tư tư nhân điển hình của China Investment Corp. phải kể đến một cảng biển của Thổ Nhĩ Kỳ và một quỹ được thành lập cùng với Goldman Sachs Group để đầu tư vào các doanh nghiệp tư nhân Mỹ.

Quỹ đầu tư quốc gia sở hữu 1.1 ngàn tỷ USD của Na Uy không rót vốn vào các quỹ đầu tư tư nhân, song họ đang xây dựng cổ phần trong mảng hạ tầng năng lượng tái tạo, bao gồm một trong những trang trại gió lớn nhất thế giới.

Đặt cược vào tác động của các sự kiện kinh tế và chính trị, các quỹ phòng hộ vĩ mô toàn cầu cũng đang hoạt động tốt. Một chỉ số hàng tháng do Credit Suisse thành lập để theo dõi các quỹ này đã tăng hơn 1/5 kể từ đầu năm 2022 đến tháng 8.

Quỹ đầu tư quốc gia 150 tỷ USD của Australia, Future Fund, cũng phân bổ hơn một nửa tài sản vào các tài sản đầu tư thay thế. Năm ngoái, Future Fund tăng đầu tư vào các quỹ vĩ mô toàn cầu sau khi dự báo chính xác xu hướng toàn cầu hoá đảo ngược và quan hệ địa chính trị bấp bênh sẽ thúc đẩy lạm phát cao hơn.

Sự dịch chuyển đầu tư sang các tài sản tư nhân - loại tài sản không được giao dịch thường xuyên - cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, không lường trước đối với thị trường. Nhà đầu tư buộc phải bán bớt các tài sản có tính thanh khoản cao nhất của họ, thường là cổ phiếu và trái phiếu, trong những thời điểm căng thẳng. Điều này sẽ tạo ra thêm áp lực bán trên các thị trường tài chính, dù các tài sản chưa niêm yết không bị ảnh hưởng.

Điều này đã diễn ra vào tháng 9, khi các quỹ hưu trí của Anh suýt nữa đã ngăn chặn được thảm hoạ. Khi giá trị của trái phiếu chính phủ Anh giảm cùng với một kế hoạch tài khoá gây tranh cãi, các quỹ hưu trí của nước này buộc phải bán ra nhiều trái phiếu hơn để trang trải cho các khoản vay thế chấp và củng cố vị thế phái sinh. Điều đó kích hoạt sự hỗn loạn trên thị trường trái phiếu chính phủ Anh, buộc ngân hàng trung ương phải triển khai gói mua trái phiếu khẩn cấp.

Những đợt khủng hoảng tương tự có thể xảy ra, thậm chí cực đoan hơn, trong tương lai khi môi trường tài chính ngày càng thắt chặt, xung đột Nga – Ukraine leo thang và các nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng chậm chạp.

“Các cơ quan quản lý tiền tệ cần phải kiềm chế vòng xoáy tiền lương – giá cả. Sau đó là vấn đề Nga – Ukraine và tất cả tác động của họ. Năm nay, chúng ta đã trải qua 9 tháng và tình hình vẫn rất xấu”, Rich Nuzum, Giám đốc chiến lược đầu tư toàn cầu tại Mercer, nhận định.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
4 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại