Những ngành đón "tin vui" nếu Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường
SSI Research cho rằng lợi ích từ việc công nhận quy chế kinh tế thị trường đối các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam trong dài hạn là rất lớn.
Tháng 11/2023, Bộ Tài chính Mỹ đưa 6 nền kinh tế vào danh sách theo dõi thao túng tiền tệ, trong đó có Việt Nam. Theo Ngân hàng Nhà nước, qua kết quả này, Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ, đồng thời đưa ra nhận xét tích cực đối với kết quả điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của Việt Nam.
Theo Đạo luật TFTAE, khi xác định một quốc gia có hành vi “thao túng tiền tệ” thì sẽ mở rộng các biện pháp “trừng phạt” các quốc gia được xác định là thao túng tiền tệ như áp dụng thuế quan và sử dụng các rào cản thương mại. Tuy nhiên, các biện pháp chỉ có thể được áp dụng sau ít nhất một năm đàm phán.
Trên thực tế, dù không thao túng tiền tệ, hiện tại, Việt Nam vẫn nằm trong danh sách 12 quốc gia có quy chế kinh tế phi thị trường của Bộ Thương mại Mỹ và sẽ bị sử dụng giá từ nước thứ ba thay thế để tính toán giá sản xuất khi tính biên độ phá giá trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá (AD) và chống trợ cấp (CVD) đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam - những rào cản hạn chế tăng trưởng thương mại, giao thương hàng hóa và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
Vào ngày 8/5/2024, Bộ Thương mại Mỹ đã tổ chức phiên điều trần giữa đại diện Chính phủ Việt Nam với một số bên liên quan để xem xét hồ sơ công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.
Một khi được Mỹ công nhận quy chế kinh tế thị trường, theo các chuyên gia, Việt Nam càng có điều kiện chứng tỏ và gặp nhiều thuận lợi hơn trong việc giải quyết tranh chấp thương mại, vì những nước chưa có quy chế thị trường thường dễ bị áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm xuất khẩu.
SSI Research - CTCK SSI cho rằng, trên thực tế, những nỗ lực từ Việt Nam trong việc đáp ứng sáu tiêu chí để công nhận quy chế kinh tế thị trường được thực hiện từ khá lâu và đã được cụ thể hóa sau khi hai nước nâng cấp Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
Theo kế hoạch, quyết định chính thức sẽ được Mỹ công bố vào ngày 26/7 và các ý kiến bình luận và phản biện lên Bộ Thương Mại Mỹ trước khi diễn ra phiên điều trần vẫn đang khá trung lập. Một số bên lên tiếng ủng hộ như Hiệp hội Thương mại Mỹ (AmCham), Hiệp hội Công nghiệp bán lẻ Mỹ (RILA), Hiệp hội Các nhà xuất nhập khẩu Mỹ (AAEI), Hiệp hội Nông nghiệp Mỹ (NASDA), Hiệp hội Dệt may và da giày Mỹ (AAFA) tuy nhiên vẫn có một số bên phản đối như Liên minh sản xuất Mỹ (AAM) hay Công đoàn Công nhân thép (USW). Vấn đề công nhận quy chế kinh tế thị trường cũng đối mặt với nhiều thách thức pháp lý tiềm ẩn ở Mỹ. Trước đó vào năm 2016, Bộ Thương mại Mỹ cũng đã từ chối đề xuất từ phía Trung Quốc.
"Lợi ích lớn nhất khi được công nhận quy chế kinh tế thị trường là các doanh nghiệp xuất khẩu từ Việt Nam có thể sử dụng giá sản xuất của chính doanh nghiệp đó trong trường hợp Mỹ tiến hành điều tra thuế chống bán phá, tạo ra lợi thế cạnh tranh bình đẳng giữa hàng hóa của Việt Nam đối với hàng hóa xuất khẩu của các quốc gia khác khi mức thuế phòng vệ thương mại phản ánh đúng thực tiễn sản xuất tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam có thể được hưởng lợi về thuế nhập khẩu trong trường hợp Mỹ áp dụng quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) cho Việt Nam. Kỳ vọng Hiện tại, Việt Nam đã được 72 quốc gia công nhận quy chế kinh tế thị trường trong đó có Canada, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Anh và quyết định chấp thuận từ Mỹ sẽ tạo tiền đề giúp Liên Minh Châu Âu (EU) công nhận Việt Nam. Thời điểm từ nay đến ngày 26/7 sẽ là giai đoạn rất quan trọng, đòi hỏi sự vận động mạnh mẽ và nỗ lực từ phía Chính phủ khi cần vượt qua các quy định pháp lý chặt chẽ từ Mỹ", nhóm SSI Research phân tích.
Các chuyên gia của Khối Nghiên cứu Phân tích thuộc SSI cũng cho rằng tác động tiềm năng đối với các doanh nghiệp niêm yết và ngành liên quan Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia xuất khẩu có vị thế quan trọng trên thế giới, xuất khẩu chiếm 82% GDP năm 2023, cao hơn nhiều nước trong khu vực. Đồng thời, Mỹ đã trở thành một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam, đặc biệt đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như điện thoại di động, máy tính và sản phẩm điện tử, may mặc, giày dép, thủy sản, gỗ & sản phẩm gỗ.
Trong năm 2023, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu là 97 tỷ USD, đóng góp 27% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, xuất khẩu dệt may, giày dép, gỗ & sản phẩm gỗ và thủy sản sang Mỹ đóng góp lần lượt 43%, 35%, 54% và 17% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của từng ngành trong năm 2023.
"Nhìn chung, chúng tôi cho rằng, điều này sẽ không có tác động ngay tức thì trong ngắn hạn đối với các ngành liên quan và doanh nghiệp niêm yết (PTB có thể sẽ được hưởng lợi vì có thể tránh được thuế chống phá giá đối với một số sản phẩm nhất định).
Về dài hạn, như chúng tôi đã đề cập trước đó, lợi ích lớn nhất từ việc công nhận quy chế kinh tế thị trường là các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam có thể sử dụng giá sản xuất của chính doanh nghiệp đó trong trường hợp Mỹ tiến hành điều tra thuế chống bán phá, từ đó có thể giảm rủi ro chịu thuế chống bán phá giá trong tương lai và giúp hàng hóa Việt Nam cạnh tranh bình đẳng hơn tại thị trường này", theo SSI Research.
Các ngành và doanh nghiệp niêm yết có tỷ trọng xuất khẩu cao vào thị trường Mỹ và một số phân tích về tác động tiềm năng từ việc Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường cụ thể là:
Theo An Định/Diendandoanhnghiep.vn
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận