Những kiến thức tài chính kinh doanh cơ bản cần thiết cho mọi người
Kiến thức tài chính kinh doanh là hành trang quan trọng khi bạn muốn khởi nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp. Sau đây là những kiến thức tài chính cơ bản cần thiết dành cho tất cả mọi người có nhu cầu tìm hiểu về tài chính kinh doanh.
Tổng quan về kiến thức tài chính kinh doanh.
Kiến thức tài chính kinh doanh là những kiến thức giúp chúng ta có thể quản lý, phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính của doanh nghiệp hiệu quả. Đây được xem là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Vì vậy, việc nắm rõ kiến thức tài chính là yêu cầu bắt buộc khi quản lý và vận hành doanh nghiệp.
Các kiến thức tài chính kinh doanh cơ bản cần thiết.
Sau đây là những kiến thức tài chính kinh doanh cần thiết dành cho mọi người.
Kiến thức về báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính là những bản báo cáo về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính gồm các báo cáo chi tiết như sau:
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
Dựa các chỉ số trên những báo cáo này, các nhà quản lý và các nhà đầu tư sẽ đánh giá được tình hình kinh doanh, năng lực tài chính và khả năng phát triển của doanh nghiệp. Từ đó, sẽ đưa ra những định hướng phát triển, cũng như quyết định đầu tư và thu mua hợp lý.
Hướng dẫn đọc báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính phản ảnh hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, các chỉ số trên bảng báo cáo tài chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp, mà chúng còn là tài liệu tham vấn của nhà đầu tư, đối tác và cả các cơ quan quản lý nhà nước.
Để đọc và hiểu báo cáo tài chính, bạn cần chú ý đến 3 bảng báo cáo quan trọng sau:
Đọc bảng cân đối kế toán (BCĐKT).
Trong BCĐKT, bạn cần lưu ý đến số liệu của các tài khoản (TK) 131 (phải thu khách hàng) và 331 (phải trả cho người bán). Một bảng cân đối tốt, là bảng cân đối có các chỉ số như sau:
- Tk 131 và 331 có số liệu giảm so với cùng kỳ.
- Tk 131 không chiếm tỷ trọng cao trong khoản mục tài sản.
- Tk 331 không chiếm tỷ trọng cao trong khoản mục vốn chủ sở hữu.
Đọc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Để nắm bắt được toàn bộ nội dung cốt lõi trong bảng báo cáo này. Bạn hãy xem xét riêng các khoản mục doanh thu và chi phí. Xác định tỷ trọng của doanh thu trong tổng doanh thu và tỷ trọng của chi phí trong tổng chi. Sau đó, so sánh sự thay đổi của doanh thu và chi phí với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp theo, phân tích, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi đó.
Đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là bảng báo cáo giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan nhất về vòng quay của nguồn vốn, khả năng và thời gian thu hồi vốn của doanh nghiệp. Để nắm bắt được vấn đề này, bạn cần lưu ý đến các chỉ số sau:
- Dòng tiền của hoạt động kinh doanh. Đây là dòng tiền phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoàn toàn không xuất phát từ các nguồn vay và huy động vốn gồm: các khoản thanh toán cho nhà cung cấp, trả lương cho người lao động, trả lãi vay, nộp thuế và các khoản thu từ hoạt động bán hàng.
- Dòng tiền từ các hoạt động đầu tư. Đây là dòng tiền phát sinh từ lợi nhuận của các hạng mục đầu tư bất động sản, đầu tư tài sản cố định và các hoạt động đầu tư tài chính.
- Dòng tiền từ hoạt động tài chính. Đây là là dòng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra sự thay đổi trong kết cấu và quy mô của vốn chủ sở hữu và vốn vay trong doanh nghiệp. Chúng thường bao gồm các khoản như: các khoản thu từ vốn góp và các khoản cho vay ngắn, các khoản chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, chi mua cổ phiếu quỹ, chi trả nợ, chi trả cổ tức và lợi nhuận cho các chủ sở hữu.
Kiến thức về lập kế hoạch tài chính.
Để quản lý hoạt động kinh doanh, bạn cần phải quản lý được tài chính. Do đó, những kiến thức về lập kế hoạch tài chính là vô cùng cần thiết và quan trọng.
Để có một bản kế hoạch tài chính đầy đủ, bạn có thể tham khảo các bước sau:
- Bước 1 – Nghiên cứu và thu thập các dữ liệu cần thiết bằng cách phân tích chi tiết lĩnh vực và ngách kinh doanh của mình.
- Bước 2 – Xác định nhu cầu, cũng như khả năng tài chính.
- Bước 3 – Xây dựng và phát triển kế hoạch.
- Bước 4 – Triển khai thực hiện kế hoạch tài chính.
- Bước 5 – Giám sát chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch. Để có những phương án giải quyết phù hợp và kịp thời khi có vấn đề phát sinh.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận