Những dấu hiệu của 1 cổ phiếu rủi ro
Hiện nay, trên thị trường chứng khoán có đến gần 2000 mã cổ phiếu và bạn thắc mắc mỗi khi tiến hành phân tích cơ bản doanh nghiệp như đọc báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ,… nhằm chọn cổ phiếu để đầu tư rằng làm thế nào để loại ra những doanh nghiệp tiềm ẩn rủi ro cao
+ Liên tục phát hành cổ phiếu tăng vốn
Doanh nghiệp liên tục phát hành cổ phiếu tăng vốn có 2 khả năng:
Năng lực quản trị không theo kịp tốc độ tăng vốn làm hiệu quả kinh doanh đi xuống rõ ràng.
+ Nợ vay/Vốn chủ sở hữu tăng liên tục và cao bất thường
Nợ vay luôn là mối quan tâm lớn của nhà đầu tư. Nếu Nợ vay/Vốn chủ sở hữu (VCSH) tăng liên tục và cao bất thường thì điều này khiến cho áp lực trả lãi và trả nợ gốc rất cao. Khi doanh nghiệp kinh doanh gặp khó khăn thì nguy cơ mất khả năng trả nợ rất cao và có thể dẫn đến bờ vực phá sản.
Dấu hiệu: Tính tổng Nợ vay/VCSH tại bảng cân đối kế toán. Thông thường ở Việt Nam tỷ lệ này nhỏ hơn 1 là mức bình thường; lớn hơn 1 nhỏ hơn 1,5 là tương đối cao; lớn hơn 1,5 là rủi ro.
Tất nhiên điều này cũng tùy từng ngành nghề và doanh nghiệp. Ví dụ, lĩnh vực thương mại quay vòng vốn nhanh, vòng quay hàng tồn kho lớn thì có thể tỷ lệ vay cao hơn lên đến 1,5-2 lần vẫn có thể chấp nhận được; đối với những ngành có vòng quay hàng tồn kho rất thấp chủ yếu là doanh nghiệp sản xuất những loại hàng hóa có giá trị cao, thời gian sản xuất lâu thì tỷ lệ nợ an toàn tốt nhất dưới 0,7 lần.
+ Lợi nhuận khác hoặc lợi nhuận tài chính cao bất thường
Nhiều nhà đầu tư chỉ nhìn vào lợi nhuận mà không cần biết nó đến từ đâu, có bền vững không và sẵn sàng trả giá P/E cao cho các cổ phiếu đó, đến khi lợi nhuận bất thường và lợi nhuận tài chính không còn nữa thì nguy cơ đổ vỡ trong giá cổ phiếu là điều khó tránh khỏi.
Dấu hiệu nhận biết: Chỉ cần đọc báo cáo kết quả kinh doanh xem phần lợi nhuận tài chính và lợi nhuận khác, nếu thấy cao trong khi P/E tính trên lợi nhuận bất thường đã ở mức cao thì nên tránh. Còn nếu dự báo được trước có các khoản này trong khi định giá bình thường đã rẻ thì lại là cơ hội lớn.
+ Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm, Dòng tiền từ hoạt động tài chính dương trong nhiều năm liền
Điều này cho thấy bản chất hoạt động kinh doanh của công ty rất kém hiệu quả. Nguyên nhân có thể là do kinh doanh thua lỗ hoặc do bị chiếm dụng vốn lớn nhằm mục đích nâng doanh thu; hoặc doanh nghiệp ghi nhận doanh thu ảo …Trong khi đó, dòng tiền tài chính dương nhờ việc vay thêm nợ hoặc phát hành cổ phiếu để bù đắp cho hoạt động kinh doanh tệ hại (đây là câu chuyện có doanh thu, lợi nhuận mà không có tiền).
Điều này hết sức nguy hiểm. Một là doanh nghiệp bị tồn đọng vốn lớn trong hàng tồn kho và bị chiếm dụng vốn nhiều dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả kinh doanh kém. Hai là vấn đề thanh khoản của hàng tồn kho sẽ nguy hiểm nếu có áp lực trả nợ, trả lãi nhiều. Ba là, hàng tồn kho và phải thu là 2 khoản dễ làm giả nhất trong báo cáo tài chính. Cuối cùng, giao dịch mờ ám là cơ sở để doanh nghiệp dễ ghi khống tài sản.
+ Biên lợi nhuận gộp giảm
Điều này cho thấy doanh nghiệp đang làm ăn kém hiệu quả hơn rất nhiều do
Cạnh tranh khốc liệt phải giảm giá bán, nâng chiết khấu khiến lợi nhuận giảm; Do ngành nghề kinh doanh kém hấp dẫn và không hợp thời.
Lưu ý: Mọi thông tin đều mang tính chất tham khảo. 24HMoney không chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư khi sử dụng những thông tin này. |
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận