Những cổ phiếu tặng 'quà Giáng sinh' cho nhà đầu tư trong tháng 12
Từ năm 2016 - 2018, không nhiều cổ phiếu đều đặn “tặng quà Giáng sinh” cho nhà đầu tư trong tháng 12, trong khi những cái tên gây thua lỗ thì lại có số lượng áp đảo.
HOSE: Hiệu ứng “ăn Tết sớm”?
Tuy nhiên cái tên mang lại “quà Giáng sinh” lớn nhất cho nhà đầu tư là KPF, cổ phiếu có vốn hóa thị trường chỉ bằng 1/20 so với vốn hóa của PPC. Nếu một nhà đầu tư mua vào rồi nắm giữ KPF trong các tháng 12 giai đoạn từ 2016 - 2018 và bán ra giữ tiền trong phần còn lại của năm thì sẽ thu về khoản lợi nhuận trên 275%.
Danh sách cổ phiếu HOSE tăng liên tục trong các tháng 12 giai đoạn 2016 - 2018
Nguồn: VietstockFinance
PPC và PHR là 2 cổ phiếu duy nhất không vượt qua thành tích của VN-Index trong tất cả các tháng 12 từ năm 2016 - 2018, do thành tích kém hơn vào tháng 12/2017.
Thành tích của VN-Index trong tháng 12
Nguồn: VietstockFinance
Như về khía cạnh thanh khoản, xét trong 2 năm gần nhất 2017 - 2018, giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên tại HOSE trong tháng 12 đều thấp hơn đáng kể so với trung bình tổng thể 11 tháng còn lại.
Giá trị giao dịch bình quân mỗi ngày của HOSE
Danh sách cổ phiếu HOSE giảm liên tục trong các tháng 12 giai đoạn 2016 - 2018
Nguồn: VietstockFinance
Trong nhóm cổ phiếu giảm liên tiếp vào tháng 12 những năm qua có sự góp mặt của những “ông lớn” đầu ngành như CTG, GMD, BMP hay một cái tên thu hút sự chú ý của thị trường trong thời gian qua là FLC. Câu chuyện bắt nguồn từ lời phát biểu của vị Chủ tịch FLC - ông Trịnh Văn Quyết tại sự kiện giới thiệu đầu tư cổ phiếu FHH của CTCP Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất động sản FLCHomes, một đơn vị thuộc FLC.
Theo đó, ông Quyết cho biết sẽ chi 1,500 - 2,000 tỷ đồng mua vào cổ phiếu FLC và “không bao giờ để FLC trong năm 2020 dưới mệnh giá” và khẳng định 2 cổ phiếu FHH và BAX (cổ phiếu của Bamboo Airways) sẽ có giá 3 chữ số. Ông Quyết tuyên bố sẽ xin phá sản nếu không thực hiện được những điều này. Tuy nhiên, chỉ một ngày sau đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã yêu cầu FLCHomes hủy phương án chào bán tăng vốn lên 1,200 tỷ đồng (vào tháng 9-10/2017) và hoàn trả tiền cho nhà đầu tư.
HNX: Phe gấu thắng thế
Từ năm 2016 - 2018, số lượng cổ phiếu HNX giảm điểm trong tất cả các tháng 12 lên đến con số 15, trong khi chỉ có 4 cổ phiếu tăng điểm là SHN, CVN, LAS và ACB.
Riêng cổ phiếu CVN có nhiều biến động trong thời gian qua. Theo đó, cổ phiếu này giảm đều từ đầu năm 2019 và chạm đáy vào cuối tháng 9, khi thị giá đã mất 50%, rồi bật tăng kể từ đó. Tính đến ngày 02/12, CVN đã hồi hơn 30% kể từ mức đáy cuối tháng 9.
Danh sách cổ phiếu HNX tăng/giảm liên tục trong các tháng 12 giai đoạn 2016 -2018
Nguồn: VietstockFinance
Trong danh sách kể trên có sự góp mặt của 3 cổ phiếu ngân hàng. Trong khi ACB tăng điểm trong tất cả các tháng 12 của giai đoạn 2016 - 2018, thì SHB và NVB lại là những cái tên ở chiều giảm.
Một cái tên đáng chú ý là HUT của CTCP Tasco, chủ đầu tư một loạt dự án PPP (đối tác công tư) hạ tầng giao thông trải dài từ Quảng Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Hà Nội. Những lùm xùm xoay quanh các dự án này chính là nguyên do chính yếu dẫn đến kết quả kinh doanh suy giảm của Tasco trong những năm gần đây.
Mới đây, trong tháng 11, công ty con của Tasco là Công ty TNHH Thu phí tự động VETC (đơn vị thực hiện dự án thu phí không dừng giai đoạn 1) cũng kêu cứu vì thua lỗ hàng trăm tỷ đồng khi gặp nhiều vướng mắc trong công tác triển khai dự án. Doanh thu dự án chỉ đạt 10% so với phương án tài chính và Tasco hiện vẫn đứng ra cung ứng vốn cho VETC để bù đắp dòng tiền.
Diễn biến thị giá HUT kể từ cuối năm 2017 đến nay
Nguồn: VietstockFinance
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận