Nhu cầu quặng sắt giúp ngăn cản quan hệ Trung Quốc - Úc trở nên tồi tệ hơn
Khi quan hệ Trung Quốc và Úc rơi vào vòng xoáy của các lệnh trừng phạt và quy kết lẫn nhau, Bắc Kinh đang mang lại một khoản tiền mặt khổng lồ cho nền kinh tế Úc thông qua nhu cầu lớn đối với quặng sắt.
Trung Quốc có ít lựa chọn thay thế khác vì quốc gia này đang tìm cách kích thích nền kinh tế sau đại dịch Covid-19 thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng, trong khi đó, Úc đang chiếm hơn một nửa lượng quặng sắt xuất xưởng trên toàn cầu.
Theo phân tích của Goldman Sachs, nếu Bắc Kinh cố gắng chỉ mua từ các nhà sản xuất khác ngoài nước Úc, thì khả quan nhất họ chỉ có thể mua được 56% khối lượng mà họ thường nhập khẩu.
Andrew Boak, nhà kinh tế trưởng của Goldman Sachs tại Úc cho biết: “Trung Quốc có thể sẽ vẫn phụ thuộc vào quặng sắt của Úc trong tương lai gần. Điều này phản ánh sự kém co giãn của nguồn cung toàn cầu và nhu cầu nhập khẩu hàng năm của Trung Quốc vượt xa nguồn cung thông qua đường biển của các quốc gia khác”.
Bắc Kinh đã đánh vào rượu vang và lúa mạch của Úc với mức thuế cao và hạn chế các mặt hàng khác như thịt bò và hải sản trong những tháng gần đây, điều này gây áp lực lên nền kinh tế phát triển phụ thuộc vào Trung Quốc nhất thế giới.
Mối quan hệ giữa hai quốc gia đã xấu đi kể từ năm 2018 sau khi Canberra cấm Huawei xây dựng mạng 5G và vào đầu năm nay Úc cũng kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của đại dịch ở Vũ Hán.
Tổng giá trị xuất khẩu của Úc bị ảnh hưởng bởi các hạn chế của Trung Quốc cho đến nay chỉ là 0,3% GDP của Úc. Tuy nhiên, Goldman Sachs ước tính rằng nếu Bắc Kinh cấm nhập khẩu quặng sắt của Úc, điều đó sẽ làm giảm tăng trưởng GDP khoảng 2% trong 12 tháng.
Trung Quốc đang cố gắng tạo cho mình sự linh hoạt hơn bằng cách mua các tàu chở quặng để cải thiện tính kinh tế của vận chuyển đường dài từ Brazil và mua các mỏ của Guinea. Tuy nhiên, các vấn đề sản xuất đang diễn ra sau một vụ tai nạn tại mỏ Vale SA khiến Brazil khó có thể trở lại với sản lượng đầy đủ trước cuối năm 2022 và tiềm năng sản lượng của mỏ sau này đang đặt dấu hỏi lớn.
Quặng sắt đã tăng lên mức cao nhất trong 7 năm vào tuần trước và đang giao dịch trên 140 đô la Úc/tấn do nhu cầu thép mạnh từ các nhà máy thép của Trung Quốc.
Giá cả tăng cao đã khiến một số mỏ nhỏ hơn của Úc hoạt động trở lại, trong khi đó, hàng tỷ mỏ đang được đầu tư vào các mỏ mới từ BHP Billiton Ltd., Rio Tinto Group và Fortescue Metals Group Ltd. sẽ đi vào hoạt động trong vài tháng tới.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận