Nhịp đập Thị trường 30/07: Index tăng mạnh hơn trong phiên chiều
VN-Index tiếp tục tăng ngay từ đầu phiên chiều. Chỉ số đã có lúc lên đến gần 803 điểm, đến lúc đóng cửa đạt 801.1 điểm, tăng 1.3% so với chiều qua. Thanh khoản có tăng, nhưng vẫn chỉ đạt chừng 60-65% so với hôm qua.
Dù vậy, mức tăng của index được giữ ổn định trong bối cảnh các chỉ số chứng khoán châu Âu và future Mỹ đang đỏ, cho thấy tâm lý lạc quan của không ít nhà đầu tư. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật, VN-Index lại hình thành 1 cây nến thân ngắn, và chưa rõ là liệu có bền vững hay không.
VCB bất ngờ giảm 100 đồng lúc đóng cửa, nhưng nhóm ngân hàng nhìn chung vẫn có kết quả khả quan chiều nay. Không ít mã cũng góp phần đẩy VN30-Index như TCB, CTG, VPB hay MBB. EIB thu hẹp đà giảm còn 3.1%. HDB tăng 1.26% và tiếp tục được khối ngoại mua ròng.
ACB tăng thêm 1 chút so với cuối phiên sáng, nhưng SHB lại “về mo”.
Bộ ba VIC, VHM và VRE vẫn tiếp sức cho thị trường. VHM vẫn gữi được đà tăng tốt nhất trong nhóm này, tăng 3,5% vào cuối phiên chiều, cổ phiếu này cũng vẫn được khối ngoại mua ròng.
HNXIndex hưởng ké lợi ích từ VN-Index, nhưng mức tăng vẫn khiêm tốn giống như hồi sáng. ACB, PLC, PVS, VCG… vẫn là những largecap quen thuộc hỗ trợ chỉ số chính sàn này, nhưng đồng thời những mã như SHS, VNR hay cả SHB (dù đứng giá) là những “kẻ níu” chân chỉ số.
Trên sàn UPCoM, số lượng cổ phiếu tăng giá đã tăng lên 141 mã, so với chỉ 42 mã giảm (và 721 mã đứng giá mà trong đó đa số mất thanh khoản). chỉ số Upcom Index cũng tăng sát với VNIndex nhờ rất nhiều largecap như SNZ, BCM, ACV, QNS, CTR, MML, MCH, OIL… SNZ là mã đặc biệt nhất Upcom cả ngày hôm nay khi tăng cứng trần gần 15%.
MWG cũng đã công bố BCTC 6 tháng đầu năm nay trước hạn chót, với doanh thu tăng 8% nhưng lợi nhuận sau thuế giảm 4%. Như vậy đúng như dự đoán, lợi nhuận sau thuế quý 2 giảm nhiều do dính tháng giãn cách xã hội (tháng tư). Tuy nhiên chiều nay MWG vẫn đóng cửa tăng giá 1,8%, có lẽ là nhờ câu chuyện thâu tóm Coopmart, đối thủ của MWG trong mảng bán lẻ thực phẩm (Bách Hóa Xanh). Ngoài ra, rõ ràng MWG cũng tăng nhờ yếu tố “bầy đàn” trên sàn chứng khoán. Khối ngoại có deal trao tay nội khối ở đây, khối lượng gần 300,000 cp.
Cổ phiếu nhóm cao su bỗng dưng có nhiều mã đỏ trong phiên chiều, ví dụ như TRC, TNC, DPR… hay cả PHR. Nhóm này trở thành của hiếm, cùng với những nhóm khác như chứng khoán, bảo hiểm… muốn đi ngược thị trường.
Nhóm chứng khoán chiều nay tình hình có cải thiện hơn, nhưng vẫn là phân hóa. SSI vẫn tăng giá, HCM đổi chiều qua tăng giá, VND tăng giá… nhưng SHS, PSI… vẫn giảm giá. Nước nổi thuyền dâng, nhưng hiện nay câu chuyện của nhóm ngành này lại được gắn liền với 2 chữ tự doanh, nói cách khác, người ta e ngại tự doanh lại lỗ vào quý tới nếu dịch Covid bùng trở lại.
Phiên sáng: Large Cap giúp chỉ số duy trì đà tăng
VN-Index đi ngang trong nửa cuối phiên sáng nay, được treo trên tham chiếu gần 1%, sát mức 800 điểm. Đây là mức tăng khá tích cực khi so với nhiều chỉ số chứng khoán khác ở châu Á đang giao dịch cùng giờ. Tuy nhiên thanh khoản đang thấp đáng kể so với sáng ngày hôm qua. Có lẽ nhà đầu tư còn chưa lý giải được tại sao index và giá cổ phiếu lại tăng sáng nay khi mà tin xấu vẫn ra không dứt, nên vẫn chưa tự tin giải ngân?
Trên HOSE cuối phiên có 233 mã tăng giá, gấp gần 2 lần số giảm giá, tuy nhiên nếu chỉ nhìn theo số lượng thì có thể thấy tính tích cực không bằng đầu phiên. Dù vậy, số mã laregcap tăng giá lại áp đảo, cho thấy VNindex đang được giữ nhịp tăng ổn định.
Nhóm VN30 có 25 mã tăng giá, ít hơn 1 chút so với giữa phiên. GAS từng tăng giá mạnh nhất nhóm, hơn 3% nhưng đến cuối phiên chỉ còn tăng 1.9%. VNM, VHM là 2 mã nổi lên với mức tăng hơn 2%. Ở nhóm giảm, như thường lệ là ROS và EIB, cuối phiên sáng có thêm PNJ. HDB từng giảm giá, nhưng đến cuối cũng tăng nhẹ. Khối ngoại đang giao dịch khá cân bằng ở nhóm này, hơi nghiêng về phía bán, họ mua ròng mạnh ở POW, nhưng bán nhiều ở HPG.
Về nhóm ngành, các nhóm lớn như ngân hàng, BĐS dân dụng hay dầu khí đều phủ gần kín sắc xanh, nhưng không ít nhóm nhỏ hơn lại phân hóa rõ, như chứng khoán, dệt may, điện…
Với thông tin về mỏ dầu mới, hầu hết cổ phiếu họ PVN đã tăng giá vào lúc này. GAS tăng 1.9% dù giảm đôi chút so với giữa phiên, tuy nhiều mã khác đổi màu và vượt lên trên tham chiếu.
Sàn HNX có vẻ đuối khi giao dịch đến giữa phiên sáng, nhưng cũng hồi lại 1 chút vào cuối phiên nhờ tính ổn định từ HOSE. Trong số Large Cap sàn HNX, ACB, VCG, PVS luôn hỗ trợ chỉ số. SHB, PLC có lúc tăng khá, rồi lại dao động về gần tham chiếu. những mã tác động tiêu cực lên chỉ số có thể kể tên như IDC, VCS, VNR hay SHS.
Nhóm BĐS công nghiệp vẫn đang có 2 mã có thị giá tăng cao trên 10% là VRG và SNZ, cả 2 đều là sàn Upcom. SZC đầu phiên có vẻ nối tiếp đà tăng bất ngờ chiều qua, nhưng đến cuối sáng nay chỉ còn tăng 0.2%. 1 số mã khác đã giảm như LHG, IDC hay IDV.
Chỉ số sàn UPCoM đã tăng gần bằng VN-Index, nhờ đồng loạt Large Cap tăng giá, bao gồm 2 họ Viettel và Masan, cũng như nhiều mã khác như BSR, LPB, OIL… Sáng nay sàn này có đến 122 mã tăng giá, số lượng như vậy nhiều hơn hẳn so với những phiên trước đây.
Thị trường tích cực, nhưng nhóm chứng khoán lại ảm đạm. Rất nhiều mã chìm trong sắc đỏ như HCM, SHS, CTS… May mắn là SSI tăng nhẹ, VND đứng giá nhờ được thanh minh về hệ thống GD, hóa ra trước đây bị lỗi là do bị “đánh dDos”.
10h30: Duy trì đà tăng nhờ cổ phiếu dầu khí
VN-Index duy trì khá tốt mức tăng loanh quanh gần 1% sáng nay, nhờ GAS và nhiều Large Cap khác. Tuy nhiên dường như có dấu hiệu hơi đuối ở các cổ phiếu Mid và Small Cap. Chỉ số nhóm Small Cap sàn HOSE thậm chí từng có lúc về sát tham chiếu.
Thông tin về mỏ dầu khí mới được PVN thông báo, đã hỗ trợ giá cổ phiếu GAS và nhiều “anh em” khác như BSR, OIL, PVD, PVS… GAS hiện cũng là mã tăng giá tốt nhất nhóm VN30. Tuy nhiên PVT vẫn đang giảm nhẹ, có lẽ do thông tin trong BCTC mới nhất không được tích cực mấy.
EIB hiện là mã duy nhất trong nhóm ngân hàng giảm giá, mà giảm đến 5.1%. Các đại gia có vốn nhà nước đều tăng giá, BID đầu phiên đỏ giờ đã chuyển sang xanh. BVB cũng tăng 1%. ABC, VCB và MBB có giao dịch nội khối đáng kể của khối ngoại.
HNX-Index đang đuối, có lẽ do nhiều Large Cap sàn này đang quay về với sắc đỏ, như IDC, PLC, SHS, VCS, VNR… SHB và PVI cũng về tham chiếu, nhưng ACB vẫn tăng nhẹ 1.4%. PVS tăng nhờ thông tin về mỏ dầu khí mới, nhưng mức tăng chỉ chừng 1%.
UPCoM-Index đang được nhiều largecap hỗ trợ. Nếu đầu phiên sáng có họ Viettel và MCH thì đến lúc này có thêm nhiều mã khác như ACV, QNS, VEA, MPC… hay họ dầu khí như BSR, OIL.
GMD đang tăng 2% có lẽ nhờ tin quỹ VI Fund quay trở lại.
Nhóm BĐS công nghiệp tiếp tục hút dòng tiền, SNZ đang tăng giá tới 14.8%, một loạt cổ phiếu khác như SIP, VRG.. cũng tăng khá. VRG mới ra BCTC Q2 không tích cực, nhưng vẫn không ngăn được “niềm tin” của NĐT về triển vọng kinh doanh.
Khởi đầu suôn sẻ
Đêm qua 3 chỉ số chính sàn chứng khoán Mỹ đều tăng nhẹ, dù Fed tuyên bố giữ nguyên lãi suất. Điều này có lẽ tác động tích cực lên chứng khoán Việt Nam đầu giờ sáng nay, bất chấp thông tin mới về Covid-19. Trên nhóm VN30, dễ thấy rằng bên mua đang nhỉnh hơn bên bán ngay cả ở các mức giá ATO.
Đến 9h15, VN-Index tăng nhẹ 0.5% lên 796.2 điểm. Toàn sàn HOSE có 129 mã tăng giá so với 53 mã giảm giá. Khởi đầu có vẻ suôn sẻ trong bối cảnh thị trường thiếu tin hỗ trợ và nhà đầu tư thì thiếu động lực để mua vào. Lưu ý rằng vẫn còn rất nhiều đại gia chưa công bố BCTC quý 2.
Trên nhóm VN30, có đến 27 mã tăng giá tại ATO, tuy nhiên điều bất ngờ lại khối ngoại lại bán ròng nhẹ, trong đó bán ròng nhiều nhất ở HPG. 4 phiên gần đây khối ngoại đã mua ròng, với giá trị tổng cộng hơn 1,000 tỷ đồng. Do đó hy vọng tình trạng bán ròng đầu phiên sáng nay là tạm thời.
Dấu hiệu tích cực cũng sớm thể hiện ở nhóm ngân hàng khi các cổ phiếu trên 2 sàn HNX và UPCoM như ACB, SHB, LPB, VIB đều đã tăng từ 1-2% trước thời điểm ATO. Đến thời điểm khớp lệnh, chỉ có 3 mã đỏ là BID, EIB và TPB, trong đó EIB giảm đến hơn 5%.
HNXIndex đã sớm xanh ngay từ khi bắt đầu giao dịch nhờ những cổ phiếu ngân hàng ACB, SHB và dầu khí PVI, PVS… Trên UPCoM, vài cổ phiếu nhà Viettel sớm nổi sóng như VTR, CTR… hay MCH, nhưng chỉ số sàn này lại giảm nhẹ. Đến khi sàn HOSE khớp ATO, UPCoM-Index cũng kịp vươn lên, và hiện cao hơn tham chiếu gần 1%. Tuy nhiên 2 sàn này cũng nổi tiếng vì kém thanh khoản. Đến 9h15 cũng chỉ có chừng 40-45 mã tăng giá so với 10-20 mã giảm giá.
Đại gia Vingroup đã công bố BCTC 6 tháng với doanh thu giảm khá mạnh (-37%) nhưng lãi trước thuế giảm nhẹ chừng 11% so với cùng kỳ năm trước, bên cạnh đó có khá nhiều thông tin tích cực, nhất là ở 2 mảng xe hơi và điện thoại (dù chưa kiểm chứng được), do đó giá cổ phiếu này sáng nay cũng đã tăng lên hơn 1% (dù thời điểm ATO đứng giá). Nhìn chung, bộ ba VIC, VHM và VRE sáng nay đều có diễn biến khá tích cực và dĩ nhiên, với trọng số lớn của mình, bộ ba này đang hỗ trợ tích cực cho VN-Index.
SZC sau phiên đi ngược ấn tượng hôm qua, sáng nay tiếp tục tăng giá thêm hơn 3%. Tương tự là VIP, sáng nay cũng tăng 3.4%.
Thông tin tích cực về việc giảm khoản phải thu, vốn từng là yếu tố mang lại nỗi e ngại lớn cho những ai mua cổ phiếu HBC, có lẽ vẫn chưa đủ để kéo giá cổ phiếu này sáng nay. Hiện HBC chỉ tăng giá chừng 1.1% với lượng khớp thấp.
Dù có thông tin khởi kiện evn và yêu cầu được hoàn trả 335 tỷ đồng, nhưng sáng nay cổ phiếu DIC vẫn giảm giá gần 4% về 1,030 đồng. Có lẽ NĐT đang cố gắng thoát khỏi DIC để tránh bị kẹp khi cổ phiếu này bị hủy niêm yết đầu tháng 8 tới đây?
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận