menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hồng Phượng

Nhịp đập Thị trường 28/02: Cơn bán tháo vẫn chưa dừng lại

Áp lực bán tháo ở nhóm Large Cap khiến VN-Index tiếp tục lao dốc và có lúc mất hơn 24 điểm.

Độ rộng thị trường tính tới 13h55 đang nghiêng về bên bán với 164 mã tăng và 456 mã giảm điểm. Số cổ phiểu trong rổ VN30 đang chìm đắm trong sắc đỏ.

VIC, VCB và BID đang là những tác nhân chính khiến VN-Index rơi “không phanh”. Ở chiều ngược lại, HPX, LGC cùng với sắc tím của YEG là những mã có tác động tích cực nhưng không thể kìm hãm đà giảm sâu của chỉ số.

Hòa chung với diễn biến của thị trường, các cổ phiếu của nhóm công nghệ thông tin đồng loạt khoác sắc đỏ. FPT, VGI cùng với CTR cùng nhau sụt giảm quanh mốc 2%, VTK lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu. Theo góc nhìn kỹ thuật, VGI xuất hiện cây nến Black Marubozu trong phiên ngày 28/02/2020 cho thấy tâm lý bi quan của nhà đầu tư.

Diễn biến của các cổ phiếu nhà FLC có sự trái chiều. GAB duy trì sắc xanh và vượt mốc 100,000 đồng, KLF đảo chiều sang nằm sàn sau phiên sáng khoác sắc tím, ROS lao dốc hơn 5%, FLC cũng không mấy khởi sắc khi đã đánh mất hơn 2% giá thị trường.

Ngành hàng không vẫn chìm trong sắc đỏ. AST cùng ACV lao dốc quanh mốc 3%, theo sau đó là mức giảm hơn 2% của HVN, VJC lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu. Theo góc nhìn kỹ thuật, AST tạo cây nến có bóng nến dưới dài trong phiên ngày 28/02/2020 ngay tại vùng hỗ trợ 53,500-54,600 (đỉnh cũ tháng 10, 12/2018, 01, 03/2019). Điều này cho thấy lực cầu khá mạnh tại đây.

QCG đang tạo nên sự bất ngờ với nhà đầu tư khi đi ngược với thị trường bằng việc khoác sắc tím phiên thứ 2 liên tiếp, khối lượng cũng tăng đột biến. Nhóm ngân hàng gồm STB, CTG và MBB cùng với FLC đang là những cổ phiếu đứng top đầu về khối lượng cổ phiếu, và cả 4 cổ phiếu này đang xuất hiện sắc đỏ cho thấy áp lực bán khá mạnh.

Phiên sáng: Điểm dừng tại đâu?

Một kỳ vọng hồi phục gần như không có sau phiên sáng nay khi VN-Index giảm 2.01%, dừng tại tại mức 880.34 điểm; HNX-Index mất 1.47 điểm và rơi về mức 107.79 điểm. Một câu hỏi nên đặt ra là liệu trong phiên chiều, các chỉ số sẽ còn giảm bao nhiêu nữa?

Một chút sự tích cực trong phiên sáng: Nếu để so với phiên giảm gần 30 điểm đầu tuần thì tâm lý nhà đầu tư có phần ít bi quan hơn khi thanh khoản phiên sáng hôm nay kém hơn so với phiên đầu tuần (khối lượng giao dịch sáng nay chỉ đạt hơn 127 triệu cổ phiếu, giảm hơn 30% so với phiên sáng đầu tuần) tại sàn HOSE, qua đó thể hiện sự suy yếu ở lực cung. VN-Index đã mất hỗ trợ 885-900 điểm và nếu tình trạng tương tự cũng xảy ra trong phiên chiều, nhiều khả năng sẽ rơi về kiểm định hỗ trợ vùng 860-870 điểm.

Rổ VN30 chỉ có PLX nhích nhẹ trên tham chiếu, STB dậm chân tại chỗ, còn lại chìm trong sắc đỏ, trong đó có 6 mã mất hơn 1%, 11 mã mất hơn 2% và 7 mã mất hơn 3%. Khối ngoại chỉ mua ròng nhẹ VCB, SBT và PLX tại nhóm này. VNM là mã đáng chú ý khi khối này có giao dịch khủng tại mã với hình thức giao dịch thông qua thỏa thuận.

Không có nhóm ngành nào thoát được sắc đỏ, ngay cả các nhóm cho tín hiệu kỹ thuật tích cực ở những phiên trước như bất động sản khu công nghiệp, cao su.

SHB là điểm nhấn duy nhất tại nhóm ngân hàng với sắc xanh 3.4% và thanh khoản tốt, song tình trạng dư mua và dư bán đang khá cân bằng. Trong khi đó, VPB, CTG, BID, ACB, VCB, HDB mất hơn 2%. Khối ngoại bán ròng gần 200 tỷ đồng trên sàn HOSE và hơn 7 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán ròng tập trung ở các cổ phiếu VNM, MSN, VRE, chứng chỉ quỹ E1VFVN30 trên sàn HOSE. PVS, TIG, SHB là các mã bị bán ròng tại sàn HNX.

10h30: Rơi tự do

Nhóm Large Cap giảm sâu khiến thị trường cắm đầu và vẫn chưa biết điểm dừng. Độ rộng thị trường giữa phiên (10h30) nghiêng về bên bán với 136 mã tăng và 396 mã giảm điểm.

Rổ VN30 đỏ toàn tập với 30 mã giảm, trong đó chỉ có PLX, EIB, VJC và STB lùi nhẹ dưới 1%. ROS, VPB, GAS là những mã dẫn đầu nhóm với sắc đỏ hơn 4%, với điểm tiêu cực là thanh khoản không mấy nổi bật.

Vài sắc xanh trôi nổi ấn tượng trên thị trường có thể kể đến HHS, bộ đôi IDI và ASM với sắc xanh hơn 3% và thanh khoản tốt. ASM “chạy” có phần trễ hơn so với IDI khi mã này chỉ bắt đầu bứt phá từ phiên trước, trong khi IDI đã bật nhảy từ hai phiên trước. Tuy nhiên, nhịp tăng hiện tại trên cả hai chỉ nên xem là sóng điều chỉnh trong một con sóng giảm bởi xu hướng giảm trung hạn đang chi phối hai mã này. Song nếu ASM vượt được vùng 5,700-6,000, IDI vượt được vùng 4,800-5,000 thì lại là 1 câu chuyện khác.

YEG trần phiên thứ 3 liên tiếp sau thông tin mua cổ phiếu của bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tân Hiệp Phát, và nhiều khả năng đây là động lực chính đằng sau đà tăng hiện tại của mã. Nếu giá vượt được vùng 58,000-64,000 thì dự kiến đà tăng sẽ còn tiếp diễn.

Nhóm dược và dụng cụ y tế khá phân hóa với DHT, IMP, PME xanh, trong khi DVN, DNM, JVC rớt sâu hơn 2%. AMV hiện là điểm nhấn tại nhóm nhờ mức tăng gần 4% và thanh khoản đột biến, song các tín hiệu mua vẫn chưa thực sự xuất hiện trên mã theo góc nhìn kỹ thuật. Mới đây bà Nguyễn Thị Quỳnh Anh, con gái Chủ tịch AMV, đã đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu AMV sau khi giá mã rơi về mức thấp trong vòng 1 năm.

Nhóm hàng không đỏ rực song biên độ giảm lại khá thấp, với HVN, NCT, ACV mất hơn 1% thị giá, trong khi ông lớn VJC chỉ lùi nhẹ dưới tham chiếu. Gần đây, nhóm này đã nhận tin xấu khi cục Hàng không tính toán dịch Covid-19 khiến lượng khách vận chuyển năm nay giảm 15%, doanh thu hụt 25,000 tỷ đồng. Tuy nhiên, phản ứng của nhóm với tin này khá nhẹ nhàng, nhiều khả năng cũng vì các mã đã bị “trù dập” quá mức và rơi về các vùng hỗ trợ mạnh trong quá khứ.

Mở cửa: Lại rớt sâu

Thông tin Dow Jones bốc hơi gần 1,200 điểm đã phần nào tác động tới thị trường Việt Nam.

Độ rộng thị trường tính tới 9h30 đang nghiêng về bên bán với 96 mã tăng và 251 mã giảm điểm. Cổ phiểu trong rổ VN30 đang chìm đắm trong sắc đỏ.

VIC, VCB và BID đang là những mã có tác động tiêu cực và mang lại sắc đỏ cho thị trường. Ở chiều ngược lại, SII cùng với sắc tím của YEG và LGC là những mã có tác động tích cực nhưng không thể kìm hãm đà giảm sâu của chỉ số.

Sau phiên ATO, áp lực bán tháo ở nhóm ngân hàng đang khá mạnh khiến đa số cổ phiếu nhóm này khoác sắc đỏ. Cụ thể, ACB, TCB, VPB lao dốc hơn 3%, theo sau đó là mức sụt giảm mạnh gần 2.5% của BID, CTG và VCB.

Hòa chung với diễn biến của ngành ngân hàng, diễn biến của nhóm bất động sản dân dụng cũng khá tiêu cực. HAR lao dốc khá sâu ở mức 4%, HDG, DXG và VHM cũng không khá khẩm hơn khi sụt giảm hơn 2.5%. Hiện CRE đang là điểm nhấn của ngành này khi xuất hiện sắc xanh nhưng chỉ nhích nhẹ trên mốc tham chiếu.

Thông tin giá dầu sụt giảm 5 phiên liền xuống thấp nhất trong hơn 13 tháng cùng với diễn biến của thị trường hiện tại đã khiến các cổ phiếu ngành này lao dốc. Có thể kể tên, PVC sụt giảm mạnh gần 5%, theo sau đó là mức giảm quanh mốc 3% của GAS, POW và BSR.

Sản xuất thiết bị, máy móc là ngành tăng mạnh nhất thị trường ở mức 0.71%. Ngược lại, tiện ích hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường ở mức 2.49%.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại