24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Lê Nam
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Nhịp đập Thị trường 19/02: Hàng loạt nhóm ngành khởi sắc

VN-Index kết phiên tăng 0.09%, đạt mức 928.76 điểm; chỉ số HNX-Index giảm 0.77 điểm và rơi về mức 109.3 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua với 343 mã tăng và 256 mã giảm.

VN-Index giằng co trong suốt cả phiên chiều song lý do đằng sau chủ yếu đến từ sự phân hóa ở nhóm Large Cap, chứ diễn biến về mặt nhóm ngành lại có phần tích cực khi hàng loạt các nhóm khởi sắc như nhóm xây dựng, bất động sản khu công nghiệp, cao su, công nghệ thông tin,… Cho đến thời điệm hiện tại, tình hình về mặt kỹ thuật của các chỉ số thị trường vẫn chưa thể hiện bất kỳ sự bi quan nào kể từ cú sụt mạnh vào đầu tháng 02/2020.

Nhóm ngân hàng có tới 13 mã giảm và 8 mã trong số này rớt hơn 1%, dẫn đầu là SHB với sắc đỏ hơn 4% (mã bị khối ngoại bán ròng trở lại trong phiên chiều). Mã này cùng với ACB cũng chính là nguyên nhân HNX-Index lặn mất tăm dưới tham chiếu trong suốt phiên hôm nay. Hiện tại hỗ trợ của SHB nằm ở mốc 6,800 đồng và nếu rớt khỏi ngưỡng này, vùng quanh mốc 6,500 đồng sẽ là hỗ trợ mạnh của cổ phiếu. CTG và VPB là 2 gương mặt duy nhất tăng hơn 1%, song thanh khoản tỏ ra không mấy hào hứng.

Nhóm bất động sản khu công nghiệp kết phiên với hàng loạt các mã hiện sắc tím như ITA, D2D, TIP, theo sau là sự bứt phá ở SIP, SZL, BCM, SNZ. Đồng thời thanh khoản ở nhóm này đều có sự đột biến. Theo góc nhìn kỹ thuật, các mã này đều đang tiến đến kiểm định trendline giảm dài hạn và nếu vượt được ngưỡng này, nhiều khả năng các mã đang trong con sóng 1 của một xu hướng tăng mới.

Nhóm dệt may tiếp tục đỏ lửa với TNG, TCM, FTM mất hơn 1%, duy chỉ có VGG tích cực nhờ sắc xanh gần 4%. Diễn biến nhóm thủy sản có phần khởi sắc hơn khi phân hóa với MPC bứt phá hơn 5% và cho tín hiệu mua mới theo tín hiệu kỹ thuật, trong khi HVG, VHC, ANV lùi nhẹ dưới tham chiếu.

Nhóm cổ phiếu họ FLC là ROS, KLF, HAI, AMD đồng loạt tăng kịch trần và đạt thanh khoản đột biến và nếu để xét ai là người “chạy” trước, AMD chính là đáp án bởi nhìn theo góc nhìn kỹ thuật, mã này đã thoát khỏi kênh đi ngang trong phiên 13/02/2020 cùng khối lượng lớn hàm ý về xu hướng tăng mới. Trong khi đó, GAB chỉ còn tăng gần 3%.

Nhóm mía đường cũng là một nhóm cần chú ý khi lần lượt SLS, LSS bật nhảy trở lại sau vài phiên điều chỉnh, SBT tiến gần 2%, với nhiều khả năng đà tăng nhờ vào kết quả kinh doanh 6 tháng niên độ 2019-2020 có phần được cải thiện so với cùng kỳ năm trước.

Khối ngoại bán ròng hơn 200 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng 1.3 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán ròng tập trung ở các cổ phiếu VIC, HPG, MSN, VNM trên sàn HOSE. HUT, SHB, SHS là các cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng tại sàn HNX.

14h00: ROS trần, VN-Index chưa dừng nhịp rung lắc

VN-Index vẫn đang giằng co quanh mốc tham chiếu khi rổ VN30 phân hóa, trong khi HNX-Index đã mất hơn 1 điểm vì ACB và SHB.

Độ rộng thị trường tính tới 14h00 đang nghiêng về bên mua với 279 mã tăng và 248 mã giảm điểm. Rổ VN30 phân hóa với 14 mã tăng, 13 mã giảm và 3 mã đứng giá. Xét về mức độ ảnh hưởng tới VN-Index thì CTG, MSN cùng với VIC là những trụ chính, trong khi bộ đôi ngân hàng là BID, VCB và VRE là những tác nhân chính kìm hãm sắc xanh của thị trường.

Sự phân hóa đang diễn ra bên trong nhóm ngành bất động sản dân dụng. VIC sau 3 phiên giảm khá mạnh thì đã có nhịp phục hồi kỹ thuật trong phiên ngày 19/02/2020, VHM nhích nhẹ trên mốc tham chiếu còn VRE lại chìm trong sắc đỏ với việc sụt giảm hơn 1.5%. Ở phía ngược lại, CCL đang là điểm nhấn của nhóm này khi nhảy vọt gần 5.5%, theo sau đó mức tăng quanh mốc 2.5% của DIG và HAR. Theo BCTC hợp nhất quý 4 của DIG, lãi ròng doanh nghiệp đạt mức cao nhất từ trước tới nay, tăng hơn 70% so với cùng kỳ, có thể chính điều này đã giúp cho DIG tăng liên tục trong thời gian gần đây.

Các cổ phiếu họ FLC đang thể hiện một bộ mặt khá tích cực. ROS là cổ phiếu luôn tạo sự bất ngờ đối với nhà đầu tư khi đã tìm lại niềm vui bằng việc khoác sắc tím, KLF cũng góp vui với việc tăng trần, theo sau đó là cú bứt phá gần 6.5% của GAB.

Trái ngược với diễn biến hiện tại của các phiếu nhà FLC, ngành dệt may đỏ lửa. Cụ thể, GIL sụt giảm 2.5%, TNG, TCM và ADS đồng thuận giảm quanh mốc 1.5%. Ở phía ngược lại, EVE là cổ phiếu nổi bật của nhóm khi bật tăng gần 3.5%, theo sau đó là mức tăng hơn 1% của MSH. LMH tiếp đà tăng trần trong phiên ngày 19/02/2020 với thanh khoản khá thấp (gần 600,000 cổ phiếu được khớp lệnh). ITA đang là cổ phiếu tạo ra sự bất ngờ khi nằm trần cùng với khối lượng cổ phiếu đạt top đầu trên sàn HOSE.

Phiên sáng: HNX-Index rơi sâu vì nhóm ngân hàng

VN-Index kết phiên sáng giảm 0.07%, đạt mức 927.25 điểm; chỉ số HNX-Index giảm 0.81 điểm và rơi về mức 109.26 điểm. Độ rộng thị trường cuối phiên sáng cân bằng với 249 mã tăng và 242 mã giảm.

VN-Index bắt đầu rơi khỏi tham chiếu khi sắc xanh của VIC biến mất, đồng thời sắc đỏ trên các mã BID, NVL, STB bắt đầu lớn dần. Tuy nhiên, biên độ của chỉ số là không lớn và với thanh khoản có phần cải thiện trong phiên sáng khi khối lượng khớp lệnh đạt gần 100 triệu đơn vị. Điều này cho thấy triển vọng chỉ số vẫn khá lạc quan khi lực cầu gần vùng 920-925 điểm vẫn mạnh mẽ.

Chỉ số HNX-Index rớt mạnh dưới ảnh hưởng chủ yếu từ mức giảm hơn 1% từ bộ đôi ngân hàng ACB và SHB. Tuy nhiên, với xu hướng tăng vẫn là xu hướng chủ đạo, ta chỉ nên xem nhịp giảm hiện tại là một nhịp điều chỉnh.

Nhóm hàng không lẳng lặng với sắc đỏ dưới 1% trên VCS, ACV, NCT và ông lớn VJC, trong khi ông lớn còn lại HVN cũng chỉ nhích nhẹ trên tham chiếu. Hiện tại các mã nhóm này đang rung lắc trở lại với thanh khoản thấp khi nhà đầu tư vẫn chưa dám tham gia vào nhóm này bởi ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Mới đây, động thái giảm giá vé kỷ lục ở các hãng hàng không đã phần nào hàm ý tác hại của dịch bệnh đến với ngành này.

Diễn biến nhóm dược đã “xìu hơn” so với phiên trước khi sắc xanh trên IMP, DVN chỉ còn dưới 2%, trong khi JVC, DHG, AMV điều chỉnh hơn 1% và DCL rớt sâu 4%.

Sau khi VGI đã “chạy” một quãng và đang “nghỉ ngơi” quanh tham chiếu, CTR tại nhóm Viettel cho tín hiệu bắt đầu hoạt động trở lại với sắc xanh hơn 3% và trong tình trạng dư mua vượt trội dư bán. Theo góc nhìn kỹ thuật thì nếu vượt được vùng 48,000-49,700 đồng, một nhịp tăng mới sẽ trở lại với cổ phiếu.

Nhóm ngân hàng đỏ lửa khi có tới 12 mã giảm và 6 mã mất hơn 1%, cụ thể là ACB, LPB, TPB, STB, VIB và SHB, song vẫn tìm được điểm nhấn từ bộ đôi CTG và VPB. Khối ngoại bán ròng gần 100 tỷ đồng trên sàn HOSE và mua ròng nhẹ 70 triệu đồng trên sàn HNX. Lực bán ròng tập trung ở các cổ phiếu VIC, VNM, SAB, MSN trên sàn HOSE. DP3, TNG, TNG là các cổ phiếu được khối ngoại mua ròng tại sàn HNX.

10h30: Nhóm Large Cap phân hóa, thị trường giằng co

Các chỉ số thị trường liên tục giằng co dưới ảnh hưởng từ sự phân hóa ở nhóm Large Cap. Độ rộng thị trường tới giữa phiên sáng (10h30) cân bằng với 221 mã tăng và 225 mã giảm.

MSN dẫn đẩu rổ VN30 với sắc xanh gần 3% và đón nhận lực cầu lớn từ khối ngoại khi khối này mua hơn 200 ngàn đơn vị mã này thông qua khớp lệnh (dù mã vẫn đang trong tình trạng bán ròng từ khối này). Theo góc nhìn kỹ thuật, diễn biến của mã đang đầy tích cực và phát tín hiệu mua với sự ủng hộ từ các chỉ báo kỹ thuật. Nếu mã duy trì trạng thái này đến cuối phiên thì khả năng cao 1 nhịp tăng mới đã trở lại với MSN.

VIC vẫn giữ được sắc xanh hơn 1% và đạt thanh khoản tốt nhờ vào lực cầu từ hỗ trợ quanh mốc 103,000 đồng, song đây chỉ có thể là một nhịp hồi nhỏ trong một xu hướng giảm bởi ngưỡng này không thực sự đáng tin cậy. Mới đây hơn 13 triệu cổ phiếu VIC đã được niêm yết bổ sung từ ngày 17/02/2020, với nhiều khả năng đây là yếu tố tác động đến động thái xả hàng của nhà đầu tư khi lượng cổ phiếu này được phát hành để hoán đổi cổ phiếu SDI, song ngày giao dịch chính thức vẫn chưa được công bố. Nếu nhìn theo mặt kỹ thuật thì đà giảm hiện tại đã có thể được dự đoán từ phiên 12/02/2020.

Tình hình hai anh em họ Vingroup khác là VHM, VRE không mấy khả quan với VHM “dậm chân tại chỗ”, trong khi VRE mất hơn 1%.

Rổ VN30 phân hóa với 12 mã tăng, 15 mã giảm và 3 mã đứng giá, với diễn biến chiều tăng có phần tích cực hơn khi có tới 6 mã tiến hơn 1%, trong khi chiều giảm chỉ có mỗi VRE. Xét về mức độ ảnh hưởng tới VN-Index thì VIC, MSN, VNM là những trụ chính, trong khi BID, VRE, VCB là những tác nhân chính kìm hãm sắc xanh của thị trường.

Nhóm bất động sản khu công nghiệp vẫn xanh lè với hàng loạt các mã bứt phá hơn 3% như SNZ, ITA, SIP, D2D, KBC. Điều quan trọng là hầu hết các mã này đều đã trải qua một đợt giảm dài và với sự trở lại của nhịp tăng hiện tại, theo góc nhìn kỹ thuật, câu hỏi đặt ra là liệu một đợt sóng bất động sản khu công nghiệp đã trở lại?

Sắc xanh cũng nở rộ tại nhóm cao su khi PHR, DPR, GVR đều tiến hơn 1% và đạt thanh khoản tốt. Nếu quan sát về quá khứ thì để ý rằng, diễn biến đầu năm của nhóm này đều có thiên hướng khởi sắc.

Mở cửa: VIC xanh trở lại

Sau phiên ATO, VN-Index và HNX-Index đang thể hiện cùng 1 bộ mặt khá ảm đạm khi mà cả 2 chỉ số đều đang khoác sắc đỏ. Song nhờ vào diễn biến bất ngờ ở VIC, VN-Index đã lấy lại sắc xanh.

Độ rộng thị trường tính tới 9h30 đang nghiêng về bên mua với 150 mã tăng và 132 mã giảm điểm. Số mã tăng, giảm trong rổ VN30 đang nghiêng về sắc đỏ khi cả rổ có 9 mã tăng, 17 mã giảm và 4 mã đứng giá

VHM, SAB và VRE đang là những mã có tác động tiêu cực tới VN-Index. Ở chiều ngược lại, bộ đôi ngân hàng là VPB, CTG cùng với HPG hiện là những mã xuất hiện sắc xanh và giúp củng cố chỉ số, cùng với đó là trụ chính VIC với mức tăng gần 2%.

Sau phiên ATO, sắc đỏ đang dần lan tỏa trong trong nhóm ngân hàng. Cụ thể, LPB, SHB và VIB đang là điểm nhấn của nhóm này khi xuất hiện sắc đỏ và sụt giảm hơn 1%. Ở phía sắc xanh, VPB và CTG nhích nhẹ dưới mốc tham chiếu.

Hòa chung với diễn biến của ngành ngân hàng, diễn biến của nhóm bất động sản dân dụng cũng không mấy khởi sắc. VRE hiện là cổ phiếu nổi bật của ngành này thì đã lao dốc hơn 2%, theo sau đó là mức giảm quanh mốc 1% của DXG và CCL, VIC lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu. Ở phía bên kia chiến tuyến, HAR cùng với DIG có cú bứt phá khá ấn tượng hơn 3%.

Bất động sản khu công nghiệp đang thể hiện bộ mặt trái ngược với diễn biến của thị trường. Có thể kể tên, SNZ có cú nhảy vọt khá ngoạn mục ở mức gần 5%, theo sau đó là mức tăng quanh mốc 1.5% của BCM và TIP, ITA cùng với LHG nhích nhẹ trên mốc tham chiếu. Ở chiều ngược lại, SZL xuất hiện sắc đỏ và giảm gần 1%.

Chăm sóc sức khỏe là ngành tăng mạnh nhất thị trường ở mức 1.04%. Ngược lại, tài chính khác hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường ở mức 0.54%.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả