Nhịp đập Thị trường 18/06: Lình xình chờ phiên chiều
Sau nửa đầu phiên sáng hồi lên trên tham chiếu, VN-Index chuyển qua dao động ngang, không thể kéo cao hơn đà tăng, thậm chí có nguy cơ quay trở lại với màu đỏ khi nhóm VN30 lại bị xả. Có lẽ nhiều người lo ngại rủi ro phiên chiều sập khi hợp đồng tương lai 1 tháng đến ngày giao dịch cuối cùng. Trên HOSE số cổ phiếu giảm giá vẫn gần như nhiều gấp 2 số tăng giá. chỉ số nhóm midcap đã quay lại sắc đỏ, cho thấy nhiều mã nhóm này vẫn đang bị xả hàng và suy giảm.
Chỉ số HNX-Index về cuối phiên lại muốn giảm sâu. Trong nửa đầu phiên sáng, chỉ số này dao động khá bất thường bên dưới tham chiếu, 1 phần có liên quan đến biến động giá cổ phiếu SHB, đến giữa phiên hồi phục nhờ sức ảnh hưởng từ VN-Index, nhưng rồi đến cuối phiên sáng lại giảm. SHB dĩ nhiên ảnh hưởng mạnh đến HNX-Index, bên cạnh đó còn có 1 số largecap khác của sàn này tác động tiêu cực lên chỉ số như PLC, PVS, ACB…
CTD vẫn là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất trong nhóm VN30, tiếp theo bất ngờ là STB rồi mới đến ROS. Ở chiều tăng giá, vẫn góp mặt nhiều mã ngân hàng, như VCB, TCB, BID.
Nhóm ngân hàng lại xấu đi vào cuối phiên sáng, chỉ còn VCB, TCB, BID còn tăng giá. CTG, STB đã quay về sắc đỏ.
Nhóm bảo hiểm nhiều sắc xanh. Đến cuối phiên sáng chỉ còn BIC và BMI giảm giá. BVH đầu phiên giảm, nhưng cũng đã hồi phục và chuyển qua tăng nhẹ.
Cao su và săm lốp cũng là nhóm có nhiều mã xanh, với mức tăng bình quân từ 1-2%.
Gần đây nhóm cổ phiếu Diamond của sàn HOSE đang thu hút nhiều sự chú ý hơn, do “chứa” toàn cổ phiếu hết room ngoại. Sáng nay số mã tăng giá đang chiếm ưu thế so với số giảm giá. Ngoại trừ cái tên “có vấn đề” CTD, còn lại đều là hàng hot trong những lĩnh vực của mình, và tăng giá như FPT, REE, TCB, KDH…
Dầu khí đang có diễn biến tiêu cực hơn nhiều so với đầu phiên sáng, khi PGS, PGD, PVD giảm mạnh hơn.
10h30: Sàn phái sinh kéo sàn cổ phiếu
VN-Index đến lúc này vừa được kéo lên trên tham chiếu, tất nhiên nhờ nhóm VN30. Các chỉ số Mid Cap và Small Cap cũng rất nhanh chóng chạy theo chỉ số lớn.
Tuy nhiên, lưu ý rằng có khả năng chỉ số và cổ phiếu tăng giá nhờ ảnh hưởng từ sàn phái sinh, với giá hợp đồng tương lai 1 tháng đang chạy hướng lên (kéo điểm số VN30-Index chạy theo). Diễn biến các sàn châu Á (trừ Trung quốc) và hợp đồng tương lai Mỹ cùng giờ nhìn chung vẫn đỏ, nhưng đỡ xấu hơn so với đầu phiên sáng.
Trong nhóm VN30 tới 10h30 có 12 mã tăng giá, so với 15 mã giảm. Tuy nhiên chỉ số này đã tăng cao hơn tham chiếu gần nửa điểm, nhờ VCB và SAB tăng sớm, sau đó các mã ngân hàng khác như VPB, BID, CTG hồi và tăng nhẹ trở lại, cũng như 1 số mã khác như FPT hay REE. Giảm giá mạnh nhất là CTD, có lẽ chưa thoát khỏi chuỗi sự kiện liên quan đến kỳ ĐHCĐ.
Chỉ số HNX-Index sáng nay có diễn biến tệ nhất so với 2 chỉ số 2 sàn kia, nhưng đến lúc này cũng cải thiện rõ rệt, hồi về rất gần tham chiếu. SHB hiện chỉ giảm chưa đến 1%, so với bình quân gần 3% trước đó. PVS vẫn hầu như đứng yên so với đầ phiên, giảm 1.6%. VNR đã quay trở lại trạng thái bình thường, tăng 1% so với 8% lúc ATO.
Nhóm bank đầu phiên ngập tràn sắc đỏ, nhưng có lẽ nhờ VCB mà hiện tại đã hồi khá nhiều. VCB có lúc tăng tới 2%, có lẽ do khối ngoại chiếm hơn 50% tổng lượng mua. BID, CTG, MBB cũng nhanh chóng được kéo lên nhờ sức ảnh hưởng từ VCB.
2 đại gia ngành nhựa là BMP và NTP dường như vẫn đang leo dốc âm thầm nhưng không nghỉ. Nếu nhìn từ cuối tháng 3 đến nay, 2 cổ phiếu này đều đã tăng giá rất mạnh như nhiều Large Cap hay Mid Cap khác, nhưng lại không có những phiên xả hàng và giảm sâu. Ngay cả ngày 11/06 vừa qua, khi rất nhiều mã bị đo sàn, thì 2 cổ phiếu này chỉ giảm nhẹ. Tuy nhiên, cổ phiếu ngành nhựa nói chung lại đang có nhiều mã giảm giá, như RDP hay PLP đều giảm hơn 5%.
ITA vẫn có tới hơn 23 triệu cp treo bán sàn, và nếu tính thêm 2 phiên trước thì ITA đã giảm gần 20%. Tuy nhiên, nhóm BĐS công nghiệp khác nay lại có nhiều sắc xanh, như SZC, SZL, BCM, IDV hay LHG.
Nhóm chứng khoán cũng có 1 số mã hồi trở lại, đa phần là cổ phiếu của nhóm trung bình như VDS, CTS, FTS... Tuy nhiên các đại gia như SSI, HCM, VCI… vẫn giảm nhẹ.
Tình hình vẫn chưa được sáng cho lắm với nhóm BĐS dân dụng, các đại gia lớn nhất như VIC, VRE vẫn chìm trong sác đỏ, chưa kể 1 loạt mã tầm trung như DIG, NLG, PDR…
Nhóm cổ phiếu nước đang khởi sắc xanh và hầu như không có mã nào giảm. Đáng chú ý là BWE, TDM (2 mã này có quan hệ cổ đông với nhau).
Đáng chú ý, LIX lại bất ngờ tăng hơn 5% sáng nay.
Mở cửa: Khởi đầu không bất ngờ
VN-Index mở cửa giảm nhẹ chừng 3.5 điểm, tức chỉ 0.4%, nhẹ hơn nhiều so với diễn biến của nhiều chỉ số chứng khoán châu Á khác. VN30-Index cũng chỉ giảm hơn 4 điểm. 2 chỉ số Mid và Small Cap sàn HOSE cho thấy 2 nhóm cổ phiếu này giảm mạnh hơn Large Cap.
Diễn biến sáng nay “phù hợp” với kết quả sàn Mỹ đêm qua, cũng như các sàn châu Á sáng nay, nhưng diễn biến trên Large Cap cho thấy vẫn có khả năng giảm thêm. Lưu ý rằng hôm nay còn là 1 ngày đặc biệt trong tháng, tức là có 1 hợp đồng phái sinh đáo hạn.
2 chỉ số HNX và UPCoM-Index đã giảm sớm trước 9h15. Lưu ý 2 sàn này không có tụ lệnh để khớp như sàn HOSE. SHB giảm hơn 4% ngay từ những phút đầu, may thay đến 9h15 có rất nhiều lệnh mua đẩy vào dưới tham chiếu, nên hiện tại giá chỉ giảm khoảng 2.6%. Ngoài SHB, Large Cap sàn HNX chỉ có thêm PVS giảm tương tự, nhưng bất ngờ nhất là VNR tăng tới 8%. Bên sàn UPCoM, ACV, BSR, LPB… là những Large Cap giảm trên dưới 2%, nhưng chỉ số sàn này chỉ giảm rất ít, có lẽ nhờ tới 8 mã khác tăng trần (gần 15%).
Các nhóm lớn như ngân hàng, BĐS dân dụng, dầu khí… sáng nay đều tràn ngập sắc đỏ, tuy mức giảm không lớn.
Nhóm chứng khoán tuy được dự báo sẽ có kết quả tốt cho quý 2, trong đó có 1 phần không nhỏ là hoàn nhập lỗ từ các danh mục tự doanh, tuy nhiên nhóm này cũng rất nhạy cảm với thị trường. Sáng nay các mã hàng đầu đều giảm, thậm chí VDS còn giảm tới 6.8%. Duy có số hiếm như BSI tăng nhẹ 20 đồng.
Bảo hiểm đang là nhóm có nhiều mã xanh, như VNR, BMI, PGI… Điện và nước là 2 nhóm hầu như đứng giá, 1 số ít mã tăng nhẹ, nhưng thú vị là hầu như không thấy mã giảm.
Các penny hàng hot gần đây như HQC, ITA… đang giảm sàn, với dư bán sàn chất hàng chục triệu. Tuy nhiên 1 số hàng hot khác như HBC, DBC… hiện tại chỉ giảm nhẹ chừng 2%.
VJC đầu phiên có thời điểm dự kiến khớp tăng tới gần 5%, nhưng đến ATO đã cho kết quả giảm 0.4%. Cổ phiếu này có vẻ như đang muốn ngừng đà giảm kể từ ngày 09/06.
FPT mới công bố kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm với mức lãi ròng hơn 1,300 tỷ đồng, nhưng giá cổ phiếu vẫn đang chịu tác động tâm lý nói chung của nhà đầu tư. Được đánh giá là cổ phiếu cơ bản tốt, được khối ngoại yêu thích, nhưng FPT cũng không tránh khỏi phiên giảm sâu như bất cứ largecap nào khác trong ngày 11/06, và đến giờ vẫn loay hoay đi ngang, chưa hồi lại được.
WCS tiếp tục tăng 10% phiên thức 2 liên tiếp, nhờ có thông tin cổ tức tới hơn 560%, tuy nhiên cũng phải nhắc tới là cổ phiếu này rất kém thanh khoản, trước nay mỗi ngày giao dịch chỉ vài trăm cp, 2 phiên vừa qua thanh khoản tăng lên 1 chút, cũng chỉ chừng vài chục ngàn.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận