Nhịp đập Thị trường 13/02: Cá tra nổi sóng, ngân hàng hồi giá giúp VN-Index quay lại 'mặt đất'
VN-Index bất ngờ hồi dần đều sau khi phiên chiều giao dịch được chừng 10 phút. Sự hồi phục này chủ yếu đến từ nhóm VN30, mà cụ thể là những cổ phiếu ngân hàng và 1 số mã Large Cap khác thuộc nhóm giảm giá. Đến sát thời điểm ATC, nhiều mã đã quay lại sát tham chiếu hay cao hơn, ví dụ như VPB, CTG, VCB, BVH, VRE… VPB và NVL có lẽ là 2 mã tăng giá ấn tượng nhất chiều nay trong nhóm VN30.
Nhóm ngân hàng tưởng chừng có phiên hồi phục ấn tượng chiều nay, khi VCB và 1 loạt đại gia khác tăng giá dần dần, quay trở lại tham chiếu, thậm chí có lúc vượt lên trên tham chiếu. Sự hồi giá chủ yếu đến từ khối nội, trong khi khối ngoại nhìn chung khá cân bằng ở nhóm này, khi họ bán nhiều nhất ở CTG và STB, nhưng mua nhiều ở VCB, SHB. Có lẽ đã có hiện tượng bình quân giá, khi những mã như BID đã giảm 10% từ đỉnh trước Tết. Tuy nhiên đến thời điểm ATC thì lực mua có vẻ chững lại, tuy không kéo giá trở xuống, nhưng cũng coi như dứt đà tăng thêm. Kết phiên, VPB tăng tới 2.9%, CTG đổi sắc xanh, nhưng BID, VCB, ACB vẫn chỉ dừng ở sát tham chiếu. MBB vẫn giảm sâu hơn -1.15%.
Chỉ số HNX-Index cũng hưởng ké đà hồi phục từ HOSE, nên kéo lại được 1 chút về 108.19 điểm, chỉ còn cách tham chiếu 0.32 điểm mà thôi. VCS vẫn giữ nguyên đà tăng hơn 3% từ sáng, một số Large Cap tăng giá của sàn này cũng vậy, nhưng mức độ hồi của chỉ số cũng tương tự như VN-Index, đến từ các mã thuộc nhóm giảm giá,nhưng hồi về cuối phiên như ACB, SHB…
Nhóm thủy sản nối sóng trong phiên chiều, có lẽ liên quan đến EVFTA. Trên mặt báo đã xuất hiện không ít phân tích sớm về những doanh nghiệp hưởng lợi nếu xuất thêm hàng vào EU. Bên cạnh những mã tăng tốt từ sáng đến chiều như VHC hay IDI, xuất hiện thêm những cái tên tăng giá nổi bật riêng phiên chiều như AGF, TS4 hay nhất là ICF (tăng 16.7%).
Dệt may cũng là nhóm giữ được sắc xanh trên diện rộng trong phiên chiều, nhưng phần lớn kết quả này đến sớm từ phiên sáng. TCM sớm công bố kết quả tháng 1 không đẹp cho lắm, nhưng vẫn tăng 1.4%. STK và FTM vẫn giữ nguyên mức tăng sát 7%. VGG và PHH là 2 đại gia trong ngành (xét về quy mô doanh số) nhưng chiều nay đóng cửa trong sắc đỏ, giảm lần lượt 1.4% và 7.7%.
GAS tăng nhẹ trong phiên chiều, nhưng PVD, PVS và DPM vẫn giảm giá. chiều nay nhìn chugn nhóm dầu khí họ PVN ít thay đổi giá. GAS giữ được đà tăng có lẽ nhờ khối ngoại mua ròng. POW có phiên giao dịch tốt, nhưng khối ngoại lại quay lại bán ròng.
Bất động sản dân dụng vẫn ngập trong sắc đỏ là chính, nhưng đến cuối phiên chiều cũng có 1 số đảo ngược thú vị, đến từ đầu tàu VIC, VRE và những mã tầm trung như DIG, HDG… có lẽ nếu kéo dài thời gian giao dịch, nhóm này sẽ có những đợt hồi giá tốt hơn nữa.
QNS đã tăng giá thêm so với phiên sáng, nhưng đến cuối ngày vẫn chỉ dừng lại ở 29,500 đ/cp, tăng 2.4%, rất khiêm tốn so với “đàn em”. Những mã khác tuy nhỏ hơn nhưng tăng mạnh hơn nhiều, đều trên 6%, riêng KTS và SLS giữ vững mức tăng gần 10%.
Ngành Hàng không mất 10,000 tỷ, đây rõ là không phải tin tốt, nhưng gần đây cổ phiếu các đại gia ngành này được bắt đáy, và có những phiên hồi đáng nhớ. Chỉ có điều sáng nay tình hình lại không được tích cực cho lắm. HVN đã giảm giá trở lại, và vẫn đe dọa chọc thủng đáy 1 năm. VJC và ACV đứng giá, nhưng cũng coi như đe dọa đứt đà hồi phục.
Phiên sáng: VN-Index giảm do dòng bank chốt lời?
VN-Index đã quay về với màu đỏ kể từ gần 11h sáng nay. Diễn biến chỉ số nhóm VN30 tiêu cực hơn chỉ số chính, nhưng rõ ràng là yếu tố dẫn dắt. Không những thế, trong hơn nửa tiếng cuối phiên sáng, sự suy giảm của VN30-Index còn tác động qua cả 2 nhóm Mid Cap và Small Cap sàn HOSE, cũng như 2 chỉ số chính của 2 sàn ngoài Hà Nội. Tổng số mã giảm giá trên HOSE hiện gấp 2 số tăng giá. Duy nhất sàn UPCoM còn có những điểm sáng tích cực như điểm số cao hơn tham chiếu, số mã tăng nhiều hơn số mã giảm…
ROS và SBT vẫn dành hầu hết thời gian tím lịm trong phiên sáng, nhưng nhiều mã khác trong nhóm VN30 có diễn biến khác hẳn. GAS và PLX từng nổi lên gần giữa phiên đỡ chỉ số, đến lúc này tuy vẫn tăng, nhưng cũng lùi dần. Trong số 21 mã giảm giá ở nhóm này, NVL, REE và không ít cổ phiếu ngân hàng đang giảm loanh quanh mức -1%. Khối ngoại đang bán ròng ở nhóm này, nhiều nhất ở 2 mã POW và ngạc nhiên là STB, vốn họ mới mua ròng 6 phiên gần đây.
Có lẽ nhiều người đua ACB tại mức giá cao hơn 8% ngày hôm qua sẽ cảm thấy khó hiểu tại sao ACB giảm giá suốt sáng nay, dù chả có tin gì tiêu cực. không chỉ ACB, những người mua cổ phiếu ngân hàng cũng sẽ cảm thấy lo lắng. đến cuối phiên sáng, 4 đại gia có gốc nhà nước đều giảm giá. ngay cả cổ phiếu đang trong giai đọan phát hành tăng vốn như SHB cũng giảm 2,7%. Riêng số ít EIB HDB và TPB giữ được đà tăng. Với mức giá tăng mạnh trong 1-2 tháng qua, liệu dòng bank đang ở vị thế chốt lời?
QNS vẫn là cổ phiếu lớn nhất nhưng tăng giá khiêm tốn nhất sáng nay, trong nhóm mía đường. các mã khác vẫn tăng mạnh hơn 6%, nhất là KTS và SLS tăng hơn 9%.
Nhóm dệt may vẫn đang hưởng lợi ích từ tin EVFTA mang lại, và điều tương tự đang xảy ra đối với nhiều cổ phiếu thủy sản. Tuy nhiên cũng nói về thủy sản, thì các công ty vốn có xuất khẩu qua Trung quốc sáng nay cũng tăng giá, nhờ luận điểm “hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển nên không bị ách tại cửa khẩu như đường bộ”.
Nhóm dầu khí mất đà tăng vào cuối phiên. GAS có lúc tăng hơn 2%, giờ may amwns tăng được 1,5%. PVS, PVD, OIL quay về tham chiếu, POW thậm chí còn quay đầu giảm. cổ phiếu tăng mạnh nhất là PVX (+11,1%) nhờ thị giá chỉ quanh 1 ngàn đồng. Tuy nhiên khối lượng khớp hơn 1,7 triệu cổ phiếu ở PVX cũng cho thấy rất nhiều người thích đánh “cờ”.
Nhóm dược đang phân hóa, thậm chí mức giảm giá bình quân đang cao hơn nhiều mức tăng giá bình quân. Các cổ phiếu đầu ngành như DHG, DBD đang giảm.
10h30: Giằng co trên Large Cap, GAS giúp VN-Index giữ sắc xanh
VN-Index vừa tạo dáng chữ V trong nửa đầu phiên sáng nay, chủ yếu do biến động tiêu cực trong nhóm Large Cap.
Số lượng cổ phiếu tăng – giảm giá trong nhóm VN30 khá cân bằng, biến động của nhóm này cũng ảnh hưởng lớn lên biến động của VN-Index, thậm chí lan tỏa sang cả nhóm Mid Cap. Tuy nhiên chỉ số nhóm Small Cap sàn HOSE vẫn trụ ở mức cao, tăng 0.4% tính đến lúc này.
Những mã Large Cap có thể coi là tác động lớn lên “hình dáng” của chỉ số VN-Index sáng nay là VRE, VNM, VHM, VCB, FPT… tuy vậy, GAS, PLX… đã hồi phục sau ATO, và đang giúp chỉ số giữ được sắc xanh.
GAS tăng mạnh hơn so với đầu phiên nhưng nhìn chung nhóm dầu khí (họ PVN) từ sáng đến giờ ít dao động. có lẽ GAS tăng giá nhờ khối ngoại mua nhiều, hơn là nhờ tin tích cực từ giá dầu. PVS, PVT, BSR, OIL… vẫn giữ sắc xanh, nhưng PVD đã lùi về tham chiếu.
Nhóm bank đang có phiên giảm giá trên diện rộng. VPB đầu phiên còn xanh, nay đã đỏ. Số ít giữ được sắc xanh là HDB, EIB… ACB vẫn đỏ suốt từ đầu phiên đến nay.
Trừ QNS đang lùi dần về tham chiếu, đa số cổ phiếu mía đường vẫn gữi đưuọc mức tăng giá cao như KTS, SLS, LSS và cả SBT.
Cổ phiếu dệt may giảm đôi chút đà hưng phấn, khi 1 số mã như VGT, VGG… đã quay về tham chiếu, tuy vậy FTM và STK vẫn giữ đà tăng giá hơn 6%.
Mía đường bật tăng, VN-Index giằng co lúc mở cửa
VN-Index mở cửa giảm nhẹ 0.5 điểm trong bối cảnh thông tin tốt xấu đan xen. Tin tốt là Nghị viện EU thông qua EVFTA, còn tin xấu là số ca nghi nhiễm Covid-19 tăng vọt (theo cách thống kê mới) và 1 xã ở Vĩnh Phúc bị cách ly. Có lẽ tin xấu có mức tác động hơn một chút, vì dù sao việc ký EVFTA cũng được dự báo trước, còn việc thống kê mới về số ca nhiễm virus là bất ngờ. Tuy nhiên, VN-Index ngay sau đó đã quay trở lại tham chiếu và có vẻ muốn bật lên. Lưu ý rằng chỉ số này đã tăng liên tiếp 2 phiên vừa qua.
VN-Index đang giằng co ngay sau ATO, nhưng trên sàn HOSE 2 chỉ số nhóm Mid Cap và Small Cap đang tăng tích cực hơn nhiều.
Nhóm VN30 đang có số mã giảm giá lúc mở cửa nhiều hơn số tăng giá. ROS vẫn tăng trần, theo sau đó là SBT, POW và một số ngân hàng như VPB hay HDB. MWG trước khi khớp ATO thuộc nhóm giảm giá mạnh nhất, nhưng sau đó lực mua đã vào kéo hồi, thay vào đó SAB, SSI, NVL… thuộc top giảm giá của nhóm này.
HNX-Index giảm nhẹ trước thời điểm ATO, dù hôm qua tăng bất ngờ tới hơn 3.5% (một mức tăng điểm vô cùng hiếm). ACB mở cửa giảm nhẹ một chút dù hôm qua bật mạnh hơn 8% (là tác nhân chính đẩy chỉ số sàn HNX). Tương tự SHB giảm nhẹ. Nhóm dầu khí như PVS, PVI.. được kỳ vọng kéo chỉ số HNX nhưng thực tế mới chỉ tăng nhẹ lúc mở cửa.
Cổ phiếu ngành đường đồng loạt tăng mạnh sáng nay. Thực tế những mã như QNS, SBT… đã tăng được 2 hôm trước. Giá đường thế giới cũng tăng mạnh trong 1 tháng gần đây, hoặc đúng hơn là hồi từ tháng 9 năm trước, và hiện đã vượt đỉnh hồi cuối 2017 đầu 2018. Sáng nay QNS chỉ tăng khiêm tốn 3.7% trong khi những mã khác như KTS, SLS, SBT hay LSS cũng tăng hơn 6% đến gần 10%.
Giá dầu thế giới đêm qua tăng mạnh, lý do chính có lẽ là nhờ thống kê về số ca tử vong giảm từ dịch Covid-19 (trước khi cơ quan thống kê Trung quốc thay đổi cách tính toán sáng nay). Tuy vậy nhìn từ đầu năm giá dầu thế giới vẫn trong xu hướng giảm mạnh. Sáng nay một loạt đại gia dầu khí tăng giá như GAS, PVS, PVD, BSR… tuy vậy mức tăng khá khiêm tốn. Mức tăng mạnh nhất là 11% thuộc về hạt tiêu PVX (thị giá 1,000 đ/cp).
Thông tin liên quan về EVFTA cũng giúp nhóm dệt may tăng giá khá tốt sáng nay, nhất là STK và FTM (đều tăng gần 7%). Điều khá hài hước là trước đây khi nói về sự kiện này, quan điểm chung đều là trung lập hay tích cực vừa phải, vì ngành này hiện vẫn đang được áp thuế khá thấp theo quy chế tối huệ quốc, hơn nữa để được giảm thuế trong EVFTA thì cũng cần lộ trình.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận