Nhịp đập Thị trường 11/11: VN-Index lui về 1,016.75 điểm, hỗ trợ gần nhất tại mốc 1,015 điểm
Chỉ số VN-Index kết phiên giảm 5.74 điểm và đạt 1,016.75 điểm; chỉ số HNX-Index giảm 0.51 điểm và đạt 106.76 điểm.
Một nhịp điều chỉnh là cần thiết để thị trường có thể tiến xa hơn nên phiên giảm mạnh hôm nay không mang tính tiêu cực. Phiên hôm nay cũng đã xác nhận sự rung lắc trong tuần qua của VN-Index là hiện tượng phân phối và nhịp thoái lui sau một đợt tăng mạnh đã được xác nhận. Các mốc hỗ trợ của VN-Index sẽ là mốc 1,015 điểm và 1,000 điểm.
Độ rộng thị trường hẹp dần về cuối phiên và vẫn nghiêng về bên bán với 252 mã tăng và 327 mã giảm điểm.
ROS là mã duy nhất tạo điểm nhấn ở chiều tiêu cực tại rổ VN30 khi đảo chiều tăng gần 2% trở lại sau phiên ATC, tuy nhiên khối ngoại lại có động thái ngược lại khi xả ngược lại hơn 1 triệu cổ phiếu, qua đó khiến mức mua ròng bị thu hẹp trở lại. Cả rổ VN30 chỉ còn 8 mã tăng điểm và 7 trong 8 mã chỉ tăng nhẹ trên mốc tham chiếu. Trong khi đó, 19 mã hiện sắc đỏ thì có hơn 11 mã giảm hơn 1%, qua đó tạo sức ep khiến VN30-Index giảm gần 5 điểm, VN-Index giảm gần 6 điểm.
Sự bán tháo ở nhóm bluechip cũng đã có ảnh hưởng tới các nhóm ngành khác trên thị trường, đặc biệt là ở nhóm bất động sản dân dụng, nhựa khi sắc đỏ tràn ngập trong nhóm. AAA và DAG là hai mã chịu thiệt hại nặng nề tại nhóm nhựa khi giảm hơn 1% với mức thanh khoản lớn. Theo góc nhìn kỹ thuật, cả hai nhiều khả năng sẽ tiếp tục điều chỉnh trong phiên tiếp theo. Trong khi đó, hàng loạt các mã nhóm bất động sản giảm hơn 1%, điển hình như CEO, HDG, NLG, TDH... với LDG và DRH điều chỉn sâu hơn 3%.
Hòa nhịp với diễn biến của thị trường là nhóm chứng khoán khi áp lực bán cũng được đẩy mạnh trên nhóm này vào phiên chiều. HCM và SSI kết phiên với sắc đỏ hơn 1%, chỉ có “ông lớn” còn lại là VND giữ được mốc tham chiếu.
Mỗi khi Large Cap có điều chỉnh mạnh thì dòng tiền nhóm cổ phiếu đầu cơ lại sôi động hơn và phiên hôm nay cũng tương tự. Hôm nay có hơn 10 mã tăng trần trong tình trạng trắng bên bán trên sàn HOSE và hầu hết đều là các mã dòng Penny, với điểm nhấn nằm ở BCG, HAR, HCD, HVG. NVT đã mất sắc tím và dừng ở mức tăng hơn 5%.
LHG là điểm sáng nhất trong nhóm bất động sản khu công nghiệp khi tăng 5% và đạt khối lượng cao nhất trong vòng hơn 1 tháng qua. Song đi kèm với sự bứt phá hôm nay là sự rung lắc trở lại ở những phiên tiếp theo khi các nhà đầu tư bị “kẹp hàng” ở vùng 16,500-17,000 bắt đầu thoát hàng. Diễn biến ở nhóm này thì vẫn phân hóa, nhưng khối ngoại thì đang mua ròng các mã nhóm này.
Tài chính khác hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 3.13%. Ngược lại, bán lẻ hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 2%.
Khối ngoại mua ròng hơn gần 12 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng gần 4 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực mua ròng tập trung ở các cổ phiếu HPG, VRE, VHM trên sàn HOSE. MAS, CEO, PVS là các cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất trên sàn HNX.
Áp lực bán được đẩy mạnh vào đầu phiên chiều đã khiến tình trạng giằng co chấm dứt và mở đường cho nhịp điều chỉnh mạnh trên các chỉ số thị trường. VN-Index tính tới 13h50 giảm hơn 4 điểm.
Độ rộng thị trường tính tới 13h50 nghiêng về bên bán với 207 mã tăng và 219 mã giảm điểm.
Độ rộng trong rổ VN30 cũng vẫn nghiêng về bên bán khi cả rổ hiện có 21 mã giảm, 7 mã tăng và 2 mã đứng giá. Hiện ở rổ không còn mã nào tăng hơn 1%, cụ thể là HPG, FPT, TCB, VRE chỉ còn tăng ở mức trung bình 0.7%, song sự thu hẹp đà tăng nay chủ yếu đến từ áp lực của khối nội bởi hiện tượng bán tháo mạnh ở khối ngoại là không có. Trong khi đó, hàng loạt các mã đã giảm hơn 1% như VIC, SSI, MWG, MSN.
Diễn biến nhóm ngân hàng hiện khá bi quan khi toàn nhóm chỉ còn VBB tăng mạnh gần 3%, trong khi số mã giảm đã là 12 mã. VIB, HDB, NVB, LPB, SHB là những gương mặt giảm hơn 1%.
Chỉ số HNX-Index cũng đã rớt mạnh khỏi mốc tham chiếu và đang giảm hơn 0.5 điểm, với nguyên nhân chính đến từ VCS, ACB và SHB.
Trong khi đó, dòng tiền đầu cơ lại được đẩy mạnh khi số mã tăng trần trên sàn HOSE đã vượt 10 mã, với điểm nhấn nằm ở HVG, HAR, HCD.
Diễn biến nhóm công nghệ mấy thông tin không mấy bi quan khi mức biến động ở các mã chỉ ở quanh mức 1%. DGW hiện là điểm sáng ở nhóm khi tăng 2.7% trở lại sau 1 tuần giằng co. Theo góc nhìn kỹ thuật, mã đang test lại kháng cự là đỉnh cũ tháng 09/2018 nên dự kiến các nhịp rung lắc sẽ trở lại trong phiên tới.
Nhóm xây dựng vẫn đang phân hóa, song sự khác biệt nằm ở C69 khi sắc đỏ hơn 7% đã mất và mã đã trở lại với mốc tham chiếu. Trong khi đó, DPG thu hẹp đà tăng và trở lại với mốc tham chiếu, CTD, DTD, BCE vẫn đang giảm gần 1%.
Tài chính khác hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 1.77%. Ngược lại, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1.66%.
Phiên sáng: Thị trường tiếp tục giằng co, khối ngoại mua ròng mạnh ROS và HPG
Chỉ số VN-Index kết phiên sáng giảm 0.24 điểm và đạt 1,022.25 điểm; chỉ số HNX-Index giảm 0.01 điểm và đạt 107.26 điểm.
Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 215 mã tăng và 264 mã giảm điểm. Độ rộng trong rổ VN30 cũng vẫn nghiêng về bên bán khi cả rổ hiện có 17 mã giảm, 11 mã tăng và 2 mã đứng giá.
VHM tăng 0.5% trở lại và cùng với TCB, HPG là những trụ chính của VN-Index, tuy nhiên với sự lớn mạnh dần ở sắc đỏ của VIC, MSN đã đẩy chỉ số rơi khỏi mốc tham chiếu vào cuối phiên.
LHG, IDC, NTC, VC3 là những điểm nhấn trong nhóm bất động sản khu công nghiệp với sắc xanh hơn 2%, song nếu tính về thanh khoản thì có LHG và VC3 là có thanh khoản tốt. Tuy nhiên, diễn biến ở nhóm vẫn chỉ là phân hóa. Đối trọng với những mã này là TIP, BCM, SNZ.
Nhóm ngân hàng cũng không khá khẩm gì hơn khi sắc xanh, đỏ khá cân bằng. Ở chiều tăng thì có TCB, VBB là tích cực với sắc xanh hơn 1%, còn ở chiều ngược lại thì có VIB, SHB giảm hơn 1%. Các mã còn lại đều đang dao động quanh mốc tham chiếu.
Sau khi có bứt phá khỏi đỉnh cũ tháng 9/2019 vào đầu tuần trước và có nhịp throwback trở lại trong 4 phiên kế tiếp, FPT đã tăng trở lại trong phiên sáng nay ở mức hơn 1%. Hiện tại cổ phiếu này vẫn đang trong tình trạng “dò đỉnh” và theo góc nhìn kỹ thuật, dự kiến vùng quanh mốc 62,500 có thể là nơi tạo đỉnh tiếp theo của cổ phiếu.
Tài chính khác hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 1.77%. Ngược lại, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1.66%.
Khối ngoại mua ròng hơn 41 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng 1.3 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực mua ròng tập trung ở các cổ phiếu ROS, HPG, VRE, VHM trên sàn HOSE. MAS, LAS là các cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất trên sàn HNX.
10h40: Giằng co quanh tham chiếu
Sự đảo trụ liên tiếp ở nhóm Large Cap đã dẫn đến các nhịp rung lắc liên tiếp quanh mốc tham chiếu ở các chỉ số thị trường.
Độ rộng thị trường tính tới 10h40, nghiêng về bên bán với 191 mã tăng và 233 mã giảm điểm. Độ rộng trong rổ VN30 cũng đã nghiêng về bên bán khi cả rổ hiện có 17 mã giảm, 11 mã tăng và 2 mã đứng giá.
HPG, TCB, REE là những mã trong rổ VN30 có sắc xanh hơn 1%, đồng thời khối ngoại cũng đang mua ròng những mã này (ngoại trừ TCB). Đặc biệt hơn, HPG đang được khối này tích cực “gom hàng” nhất khi mua ròng hơn 800 nghìn cổ phiếu. Theo góc nhìn kỹ thuật, giá đã có bứt phá khỏi các trendline giảm trung và ngắn hạn cho thấy xu hướng giảm trung hạn đã kết thúc. Đồng thời nếu vượt được vùng 23,500-24,000 thì một xu hướng tăng mới sẽ được xác nhận trên cổ phiếu.
Ở chiều ngược lại, sắc đỏ hơn 0.5% ở hàng loạt các mã như VIC, MSN, MWG, CTD,… đã tạo sức ép lên VN-Index khiến chỉ số hiện giảm gần 1 điểm.
BCG bất ngờ tăng gần 5% trong phiên sáng nay cùng thanh khoản tốt, sau nhiều phiên rung lắc cùng thanh khoản kém ở tuần trước. Theo góc nhìn kỹ thuật, giá đã tạo nến Rising Window và bứt phá khỏi mẫu hình Symmetrical Triangle chứng tỏ triển vọng ngắn hạn của giá đã tích cực hơn, đồng thời việc giải ngân ở cổ phiếu là hoàn toàn có thể. Ngoài ra, tình hình hoạt động kinh doanh công ty cũng rất khởi sắc với doanh thu thuần của 244.7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý 3/2019 tăng 1,090% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 52 tỷ đồng.
Dòng tiền vẫn tập trung chủ yếu ở nhóm Large Cap, qua đó khiến các nhóm ngành trên thị trường có sự phân hóa rõ rệt, điển hình như ở nhóm dệt may, thủy sản, xây dựng, bất động sản khu công nghiệp,….
Diễn biến nhóm chứng khoán không mấy khả quan khi cả nhóm xuất hiện lác đác vài sắc xanh. Các “ông lớn” trong ngành như SSI, HCM lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu, VND thì đứng giá.TVB. SHS, PHS, VDS là những gương mặt điều chỉnh hơn 1%.
Tài chính khác hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 1.72%. Ngược lại, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1.88%.
Mở cửa: Xanh nhẹ đầu phiên
Sau phiên ATO, các chỉ số thị trường tăng điểm nhẹ sau phiên điều chỉnh cuối tuần trước.
Tính tới 9h30, độ rộng thị trường hiện đang cân bằng với 155 mã tăng và 154 mã giảm điểm. Điều tương tự cũng diễn ra trong rổ VN30 khi cả rổ hiện có 14 mã tăng, 13 mã giảm và 3 mã đứng giá.
Ông lớn ngành thực phẩm đồ uống VNM và cổ phiếu ngân hàng MBB hiện đang là những mã đi đầu trong công cuộc dẫn dắt sắc xanh của VN-Index, theo sau là BVH, VCB, HVN. Trong khi đó, VHM, GAS, MSN là những mã gây sức ép và cản trở đà tăng của chỉ số này.
Nhóm ngân hàng đang có sự phân hóa. Mức tăng lớn nhất nằm ở MBB khi tăng hơn 1.5%, STB và CTG nhích nhẹ trên mốc tham chiếu. Các mã còn lại hầu hết đứng tại mốc tham chiếu hoặc giảm điểm với mức giảm quanh 0.5%. Diễn biến tương tự cũng bắt đầu diễn ra trong nhóm bất động sản.
Tài chính khác hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 0.59%. Ngược lại, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1.21%.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận