menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Quan Sơn

Nhiều nơi đề xuất có “cơ chế đặc thù” để giải quyết cho nhanh

Tham gia thảo luận về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022 sáng 25/5, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho rằng, điểm thành công lớn nhất là Chương trình đã không gây ra những hậu quả về lạm phát, thâm hụt tài khóa, tăng nợ công như nhiều quốc gia trên thế giới phải gánh chịu.

Các ĐBQH nhìn nhận, thời gian tới, các địa phương sẽ tiếp tục xin các cơ chế đặc thù, bởi nếu tuân thủ theo quy định hiện hành thì sẽ không thể làm được.

Cùng với đó, kinh tế vĩ mô tiếp tục được giữ vững ổn định, nhiều chỉ số được cải thiện theo hướng tích cực. “Đây là một bài học thành công cần đúc kết trong công tác điều hành, kết hợp hài hòa các chính sách tài khóa, tiền tệ và đầu tư công”, đại biểu Cường nhận định.

Tuy nhiên, điều ông dành gần hết thời gian để phát biểu là băn khoăn về việc các đề xuất xin cơ chế đặc thù đang tiếp tục xuất hiện. Ngay trong kỳ họp này, dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía tây, hai tỉnh là Nghệ An, Đà Nẵng đang đề xuất cơ chế đặc thù.

“Tôi tin rằng trong thời gian tới, các địa phương, các ngành, lĩnh vực sẽ tiếp tục xin các cơ chế đặc thù”, ông Cường nói.

Nhiều nơi đề xuất có “cơ chế đặc thù” để giải quyết cho nhanh
Đại biểu Hoàng Văn Cường, đoàn Hà Nội (Ảnh: Quochoi.vn).

Lý giải nguyên nhân, đại biểu Cường phân tích, quy định của pháp luật luôn có sự giao thoa, phù hợp với lĩnh vực này địa phương này, thời điểm này nhưng có thể không phù hợp với lĩnh vực khác, địa phương khác, vào thời điểm khác. Trong khi đó, các nghị quyết về cơ chế đặc thù chính là cho phép các cơ quan thực thi được phép hành động khác so với quy định pháp luật hiện hành, nên được coi như là cởi trói và đã mang lại tác động tích cực cho thực tiễn cuộc sống.

Điều này thể hiện rõ trong báo cáo giám sát. Cụ thể, các chương trình, dự án có cơ chế chính sách đặc thù kèm theo đã tháo gỡ được rất nhiều khó khăn, giúp dự án triển khai nhanh, như các dự án quan trọng quốc gia được chỉ định thầu, được khai thác mỏ vật liệu xây dựng không cần xin phép.

Nên mặc dù các dự án này có tổng mức đầu tư lớn, có nhiều vướng mắc cố hữu như là giải phóng mặt bằng, nhưng hầu hết được triển khai rất nhanh nhờ có cơ chế đặc thù. Trong khi đó, nhiều dự án không vướng mặt bằng vì không có cơ chế đặc thù nên triển khai chậm, thậm chí nhiều dự án phải bỏ không thực hiện được, nhiều đơn vị phải trả lại tiền vốn mặc dù rất cần những dự án như thế.

“Dự án có phức tạp đến bao nhiêu, nếu như có được cơ chế đặc thù được phép bỏ qua những quy định không cần thiết, được làm theo những cái phương thức phù hợp với thực tế, thì dù khó mấy vẫn thực hiện được. Trong khi nếu dự án có cần đến mấy, nhưng cứ phải tuân thủ các quy định hiện hành thì chưa chắc là đã thực hiện được”, ông Cường nói.

Ông Cường dẫn ví dụ diển hình như Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, để làm đường thì người ta phải bóc bỏ cái lớp đất canh tác ở trên bề mặt. Nếu lớp đất này được dùng để hoàn thổ vào mỏ vật liệu xây dựng thì sẽ trở thành diện tích canh tác rất tốt, nhưng thực tế không được thực hiện mà vẫn phải tập trung về khu vật liệu xây dựng, rất phi lý.

Nhiều nơi đề xuất có “cơ chế đặc thù” để giải quyết cho nhanh
Đại biểu Nguyễn Quang Huân, đoàn Bình Dương (Ảnh: Quochoi.vn).

Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương) cho rằng, nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi của Nghị quyết 43 đang giải ngân chậm, hầu như kỳ họp nào chúng ta cũng nêu giải ngân chậm, nhưng phân tích hơi định tính.

Theo ông Huân, phải định lượng rõ chậm giải ngân do nền kinh tế hấp thụ được bao nhiêu và không hấp thụ được bao nhiêu. Hiện nay chúng ta chưa làm rõ để có chính sách phù hợp.

Ông Huân nhấn mạnh, về thủ tục, nhiều nơi đề xuất có cơ chế đặc thù để giải quyết cho nhanh, điều đó cho thấy nếu không có cơ chế đặc thù thì rất lâu.

Vị đại biểu này lo ngại nguy cơ sắp tới sẽ có nhiều nơi xin chính sách đặc thù. Vì vậy, đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét lại quy trình thủ tục như thế nào để triển khai các chính sách cấp bách nhanh trong điều kiện bình thường.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả