“Nhiều lao động làm thêm ngoài giờ lên đến 1.000 giờ”
“Tôi biết trong khu công nghệ cao TP.HCM cũng như các khu công nghệ khác, nhiều lao động làm thêm ngoài giờ lên đến 1.000 giờ mỗi năm”, bà Phạm Thị Hồng Yến, giám đốc nhân sự Intel Việt Nam nói tại Hội thảo Lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp về Dự thảo Bộ Luật lao động sửa đổi vừa được Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức tại TP.HCM.
Chính các doanh nghiệp tự đặt câu hỏi cho nhau rằng: Ở Việt Nam có bao nhiêu doanh nghiệp tuân thủ quy định làm thêm giờ không quá 4 giờ/ngày/lao động?
Bởi khi nhìn vào thực tế, do năng suất lao động thấp (chỉ đạt 65% -70%), ông Nguyễn Ngọc Nở, giám đốc nhân sự Công Ty TNHH May Mặc United Sweethearts Việt Nam cũng cho biết, các công ty không còn giải pháp nào khác là sắp xếp làm thêm giờ, thậm chí phải tận dụng hết quỹ tăng ca cho phép là 200 giờ/năm.
Tổng số giờ được làm thêm tối đa trong năm của Việt Nam được doanh nghiệp cho rằng là hạn chế (200 giờ/năm/lao động) và thấp hơn so với các quốc gia đang cạnh tranh lao động với Việt Nam như Thái Lan (1836 giờ), Malaysia (1248 giờ), Philippines (1224 giờ), Indonesia (714 giờ),…
|
Ước tính của doanh nghiệp khi phải huy động làm thêm giờ do giảm giờ làm từ 48 tiếng xuống 44 tiếng/tuần/lao động.
rong công văn của 6 Hiệp hội và Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa soạn thảo đóng góp ý kiến về Bộ Luật Lao động sửa đổi lần này kiến nghị, cần xem xét tăng mức thời gian làm thêm tối đa hàng năm từ 200 giờ lên 300 giờ.
Riêng với một số trường hợp đặc biệt do chính phủ quy định, người sử dụng lao động có thể tăng số giờ làm thêm từ 400 giờ lên 500 giờ với điều kiện là có nhu cầu kinh doanh chính đáng như các ngành phục vụ xuất khẩu,…và được sự đồng ý của người lao động.
Đại diện Intel Việt Nam kiến nghị, Việt Nam cần có luật mới về giờ làm việc, có thể áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp đa dạng trong nước, cũng như nhiều loại lịch và ca làm việc khác nhau. Từ đó, gười sử dụng lao động có thể áp dụng, điều hành hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Ngoài ra, trên thực tế, thời giờ làm việc tiêu chuẩn của Việt Nam là 48 giờ/tuần, tương đương các quốc gia đang phát triển khác như Thái Lan, Ấn Độ,…nên không thể cho rằng thời gian làm việc của Việt Nam nhiều hơn các nước. Nếu thông qua quy định giảm 4 giờ làm việc trong tuần mỗi nhân công (từ 48 tiếng xuống 44 tiếng) được cho là bất hợp lý, gia tăng chi phí làm thêm giờ, tuyển dụng mới cũng như mở rộng xưởng, quản trị,…
“Với mỗi nhân viên kỹ thuật mới, chúng tôi phải đào tạo, làm quen với máy móc khoảng 6 tháng mới có thể đứng máy. Tỷ lệ nghỉ việc thấp nhất của Intel Việt Nam chưa tới 10% nhưng để tuyển dụng hàng ngàn nhân viên mới bù đắp vào số giờ làm việc bị giảm đi thì Intel e rằng cũng không thể”, giám đốc nhân sự Intel Việt Nam chia sẻ.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cho rằng, tiền lương làm thêm giờ ở Việt Nam hiện nay đã quá cao so với thời giờ làm việc bình thường (150% vào ngày thường, 200% vào ngày nghỉ hàng tuần, 300% vào dịp lễ tết) và cao hơn so với tiền lương làm thêm giờ của nhiều quốc gia khác như Nhật Bản (125% vào ngày thường, 135% vào ngày nghỉ hàng tuần).
|
So sánh thời gian làm việc và GDP của Việt Nam với 18 quốc gia khác.
Do đó, doanh nghiệp kiến nghị không quy định tăng tiền lương làm thêm giờ để đảm bảo khả năng cạnh tranh với các quốc gia khác.
“Một trong những thách thức lớn của Dự thảo sửa đổi lần này sẽ ảnh hưởng đến uy tín quốc gia. Các nhà đầu tư hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn, làm sao có thể biết năm sau Luật lại sửa ra sao, thế nên cần có lộ trình điều chỉnh để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị”, ông Nguyễn Ngọc Nở nói.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận