24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Chu Thị Thanh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Nhật Bản thâm hụt thương mại kỷ lục do đồng yên yếu

Nhật Bản ghi nhận thâm hụt thương mại kỷ lục gần 20 tỷ USD trong tháng 8, kéo dài thời quãng thời gian thâm hụt sang tháng thứ 13.

Nhật Bản ghi nhận thâm hụt thương mại kỷ lục trong tháng 8, qua đó phần nào phản ánh tác động tiêu cực từ sự mất giá của đồng yên tới quá trình phục hồi của nền kinh tế số ba thế giới.

Theo đó, thâm hụt thương mại của quốc gia mặt trời mọc tăng lên ngưỡng 2.820 tỷ yên (tương đương 19,7 tỷ USD) trong tháng trước. Số liệu thực tế lớn hơn nhiều so với dự báo của giới chuyên gia đồng thời kéo dài quãng thời gian thâm hụt lên 13 tháng, dài nhất kể từ năm 2015.

Kim ngạch nhập khẩu tăng 49,9% so với cùng kỳ năm 2021, chủ yếu tới từ các mặt hàng như dầu mỏ, than đá và khí thiên nhiên hóa lỏng. Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng chỉ bằng một nửa so với nhập khẩu (22,1%) với thế mạnh là lĩnh vực sản xuất ôtô. So với tháng trước đó, xuất khẩu giảm 0,7% trong khi xuất khẩu tăng 1,5% về mặt giá trị.

Nhật Bản thâm hụt thương mại kỷ lục do đồng yên yếu

Nhật Bản ghi nhận thâm hụt thương mại trong 13 tháng liên tiếp. Ảnh: Bloomberg.

Thâm hụt thương mại ngày một nới rộng làm gia tăng quan ngại về xung lực hồi phục của kinh tế Nhật Bản sau đại dịch Covid-19 khi chi phí năng lượng và thực phẩm tăng cao có thể kéo giảm tiêu dùng của người dân. Đồng yên suy yếu khiến cho hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn.

Tác động từ tình trạng tăng giá hàng hóa nhập khẩu tới hành vi tiêu dùng của người dân được các quan chức chính phủ hết sức lưu tâm vì đà phục hồi của kinh tế Nhật Bản trong năm nay phụ thuộc lớn vào nhu cầu tiêu dùng nội địa.

Chính phủ Thủ tướng Fumio Kishida đã có nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp đối phó với lạm phát. Tuy nhiên, với việc tăng trưởng thu nhập thấp hơn lạm phát, bên cạnh đó, chi phí hàng hóa nhập khẩu tăng lên khiến cho sức mua của người dân bị ảnh hưởng.

“Tuy nhiên, hiện tượng đồng yên suy yếu mang tính hai mặt”, theo Taro Saito, Giám đốc nghiên cứu kinh tế tại NLI Research Institute. "Đồng tiền nội địa yếu kéo giảm thu nhập thực tế của các hộ gia đình nhưng giúp gia tăng doanh số bán hàng tại nước ngoài của doanh nghiệp xuất khẩu".

Trong báo cáo thương mại mới nhất, tỷ giá trung bình JPY/USD ở ngưỡng 135,08, giảm 22,9% so với một năm trước đó. Đồng yên liên tục giảm giá so với đồng USD trong năm nay do khác biệt chính sách lãi suất giữa hai đất nước. Trong khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) liên tục tăng lãi suất thì Ngân hàng trung ương Nhật Bản giữ lãi suất ở ngưỡng thấp nhằm hỗ trợ nền kinh tế.

Bên cạnh tác động tỷ giá, giá hàng hóa toàn cầu liên tục đi lên trong năm nay kéo tăng giá trị thương mại của Nhật Bản. Dù kim ngạch xuất nhập khẩu đều tăng nhưng khối lượng hàng hóa không có nhiều thay đổi, đồng nghĩa với việc hoạt động thương mại chưa có nhiều cải thiện.

Hiện tượng xuất khẩu giảm so với tháng trước phản ánh nhu cầu hàng hóa tại các thị trường chủ chốt, bao gồm Mỹ và châu Âu, đang suy giảm. Ngân hàng trung ương các nền kinh tế này liên tục siết chính sách tiền tệ nhằm kéo giảm lạm phát dù phải đánh đổi bằng tăng trưởng kinh tế.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả