Nhà đầu tư toàn cầu thờ ơ với thị trường chứng khoán Trung Quốc
Theo khảo sát của Bank of America, chứng khoán Trung Quốc vẫn không được các quỹ đầu tư toàn cầu ưa chuộng trong bối cảnh lo ngại về khủng hoảng ngân hàng và rủi ro trên thị trường bất động sản.
Chứng khoán Trung Quốc mất niềm tin
Theo SCMP đưa tin, các nhà quản lý quỹ tại châu Á vẫn không bị thuyết phục về việc quay trở lại thị trường chứng khoán của Trung Quốc, ngay cả khi được coi là một trong những thị trường rẻ nhất trên toàn cầu. Nguyên nhân được cho là do những lo ngại về khủng hoảng ngân hàng và các khó khăn trên thị trường bất động sản đang khiến áp lực giảm giá ngày càng gia tăng.
Khảo sát mới nhất của Bank of America (BoA) đối với các nhà đầu tư toàn cầu và khu vực, số lượng nhà đầu tư có quyền chọn mua thấp đã vượt quá phe đối diện 9 điểm phần trăm trong tháng 12 và không thay đổi so với tháng 11. Điều đó khiến thị trường Trung Quốc giảm giá mạnh nhất so với 11 thị trường châu Á khác.
Cuộc khảo sát cho thấy các nhà đầu tư thà tuân theo cách tiếp cận chờ đợi hoặc tìm kiếm cơ hội ở nơi khác, hơn là tiếp xúc với cổ phiếu Trung Quốc (62% trong số họ có quan điểm đó).
“Mối quan tâm của nhà đầu tư đối với tài sản rủi ro ở Trung Quốc thấp đến mức đáng kinh ngạc. Đa số nhà đầu tư thích đứng ngoài quan sát hơn vì họ tin rằng các hộ gia đình Trung Quốc vẫn luôn ở trạng thái bảo toàn”, các chiến lược gia của BofA cho biết trong một báo cáo ngày 19/12.
Cũng theo BoA, sự thờ ơ này sẽ không diễn ra trong ngắn hạn, với 74% số người được hỏi kỳ vọng sự suy giảm của chứng khoán Trung Quốc trong thời gian dài. Chỉ 19% các nhà quản lý tiền tệ dự đoán tăng trưởng mạnh hơn trong 12 tháng tới.
“Gần một phần ba các nhà đầu tư toàn cầu hiện coi lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc là nguồn có khả năng xảy ra các sự kiện tín dụng mang tính hệ thống nhất, thay thế bất động sản thương mại của Mỹ. Mặc dù khả năng xảy ra thấp, cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Trung Quốc cũng lần đầu tiên được đề cập đến trong số những rủi ro lớn có thể gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu”, BoA cho biết.
Ngay lập tức, cổ phiếu Hồng Kông cũng giảm khi các quỹ toàn cầu đánh giá thấp triển vọng thị trường chứng khoán Trung Quốc, trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang chật vật lấy lại đà tăng trưởng.
Theo Goldman Sachs, ngân hàng này cũng đã rút vốn khỏi các sàn giao dịch chứng khoán trong nước, làm giảm dòng vốn vào trong năm nay xuống còn 6 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ năm 2016.
Zheng Xiaoxia, Nhà phân tích tại Hua An Securities cho biết, những hỗ trợ về chính sách hoặc dữ liệu kinh tế tích cực là cần thiết để thúc đẩy đà tăng của cổ phiếu. Chỉ số Hang Seng đã giảm 16% trong năm nay, chuẩn bị cho chuỗi 4 năm thua lỗ chưa từng có do các quỹ nước ngoài ưa chuộng cổ phiếu ở Nhật Bản và Ấn Độ hơn.
Các nhà quản lý kêu gọi hỗ trợ chính sách
Bà Wenchang Ma, nhà quản lý danh mục đầu tư tại Ninety One đang kêu gọi hỗ trợ chính sách nhiều hơn để các vấn đề tài sản có thể được giải quyết hoặc ít nhất là ổn định tài nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
“Thực tế lập trường chính sách rất rõ ràng và Chính phủ Trung Quốc rất ủng hộ việc đưa ra nhiều biện pháp hơn để ổn định thị trường bất động sản. Hiện tại, mức tồn kho trong lĩnh vực bất động sản nước này vẫn còn khá cao. Trong đó, lượng tồn kho bất động sản ở những thành phố lớn như Thượng Hải được coi là lành mạnh hơn. Tuy nhiên, ở các thành phố hạng 2, hạng 3 những ngôi nhà chưa bán được sẽ có mức tồn kho lâu hơn. Điều này đồng nghĩa với việc phải mất một khoảng thời gian để giải phóng thị trường và cần có thêm hỗ trợ”, bà nhấn mạnh.
Tương tự, Chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại JP Morgan Asset Management - Tai Hui cũng đồng tình với quan điểm rằng, hỗ trợ chính sách sẽ có tầm quan trọng hàng đầu. Ông nói: “Tôi biết lĩnh vực bất động sản và công nghệ dường như không có mối liên hệ với nhau, nhưng sự thật là lĩnh vực bất động sản có liên quan đến nền kinh tế rộng lớn hơn và tác động ngược trở lại các hoạt động kinh doanh. Đó cũng là một tín hiệu quan trọng”.
Còn theo Ernest Yeung, nhà quản lý quỹ khám phá thị trường Mới nổi T Rowe Price đánh giá, khi dòng vốn chảy ra khỏi Trung Quốc nhiều hơn thì lại chảy vào các thị trường lân cận nhiều hơn. Sức mạnh của thị trường chứng khoán Ấn Độ và Nhật Bản có mối liên hệ trực tiếp với sự yếu kém của thị trường chứng khoán Trung Quốc.
Nếu Bắc Kinh tích cực hơn trong việc giải cứu nền kinh tế, để chúng ta không còn thất vọng về tăng trưởng nữa, thì vốn chủ sở hữu của Trung Quốc có thể phục hồi. Khi đó, sức mạnh của Ấn Độ và Nhật Bản có thể suy giảm và tiền sẽ quay trở lại Trung Quốc.
“Lời khuyên của chúng tôi dành cho khách hàng cũng như trong việc định vị danh mục đầu tư là, Trung Quốc vẫn là một phần quan trọng trong chỉ số của chúng tôi, việc sở hữu bằng 0 lúc này là không đúng, bởi vì việc định giá và tâm lý định vị đang quá cực đoan. Nếu có đủ chính sách hỗ trợ để đưa tăng trưởng kinh tế trở lại, tâm lý thị trường có thể thay đổi một cách nhanh chóng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận