menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
NGUYỄN HỒNG ĐIỆP

Nguyên nhân, kịch bản và hành động

Kiên nhẫn trong đầu tư giá trị, chờ khi hạ tầng đầy đủ, có thể bung sức để tiếp tục. Hãy luôn rèn luyện bản lĩnh, học hỏi tri thức, lắng nghe nhịp đập thị trường, để bước đi trong TTCK của năm 2021 đầy hy vọng.

Tháng 8/2012 thị trường chứng khoán (TTCK) bị ảnh hưởng bởi vụ "bầu Kiên" đã có một đợt khủng hoảng lớn. Đến tháng 5/2014 sau khi giàn khoan HD981 của TQ ngang ngược đi vào vùng biển của chúng ta, TTCK Việt Nam lại lao dốc mạnh. Gần nhất là tháng 3/2020 khi xảy ra đại dịch Covid-19, thì chứng khoán cũng rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Như vậy, gần như tất cả các đợt suy thoái của TTCK đều được đặt tên, đều được chỉ rõ nguyên nhân đích thực. Chỉ trong vòng đúng 7 phiên giao dịch từ 19/1/2021-27/1/2021, TTCK Việt nam đã mất đi 100 điểm, tương đương 8.4%. Có những phiên đã lập kỷ lục về số điểm giảm như 60 điểm hay phiên hôm qua cũng gần 40 điểm.

Vậy điều gì đang xảy ra ở thị trường vậy? Chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai à? Đâu là nguyên nhân đích thực của sự khủng hoảng này? Có những bạn nói rằng, lên nhiều rồi thì phải cần điều chỉnh giảm lại. Hoặc đổ cho tâm lý bầy đàn, thiếu kinh nghiệm xử lý của lớp NĐT F0. Không, ngàn lần không. Kể cả có điều chỉnh 200 điểm hay 300 điểm cũng là hiện tượng bình thường, thuận theo qui luật thị trường, nhưng không phải rớt như thế này. Tốc độ rớt quá nhanh, có cảm giác ai đó ra đòn "tan tác chim muông".

Khách quan mà nói, việc một số nhà đầu tư bị ảnh hưởng của kỳ nghỉ Tết, muốn tránh rủi ro và rút tiền tạm nghỉ ngơi, là hiện tượng có xảy ra. Nhưng đây không thể là tác nhân chính. Một lý do khác có thể được nêu lên là do một số NĐT lời quá nhiều, khi có rủi ro, họ sẽ bán để bảo vệ thành quả. Điều này cũng đúng, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều NĐT chưa có lợi nhuận. Vậy đâu là nguyên nhân đích thực? Thị trường mấy hôm nay râm ran đồn đoán tin công ty chứng khoán H... cắt Margin. Rồi lại còn nghe công ty chứng khoán S... cũng giảm Pool cho vay. Tổng Pool cho vay của 2 đại gia này (bao gồm vay Margin và 3 bên) khoảng 11.000 tỷ / cty. Nếu xuống tầm 8000 tỷ thì là một con số cắt giảm không hề nhỏ. Vậy tại sao họ lại giảm đột ngột Pool cho vay vậy? Chắc chắn không phải là thiếu tiền vì xu hướng tiền rẻ, động thái giảm ls, bơm tiền chưa hề thay đổi. Có 2 điều làm tôi suy nghĩ ở đây là liệu có sự chỉ đạo gì hay không? Hệ thống giao dịch chỉ đáp ứng được một số lượng nhất định, việc lo sập hệ thống, ảnh hưởng đến "nồi cơm" chung, ảnh hưởng đến hình ảnh của Việt Nam và TTCK trên trường quốc tế, là có thật. Như vậy có thể có ai đó đang dùng biện pháp kỹ thuật, để "xì hơi" quả bóng. Nhưng nếu như vậy thì "bạo lực" quá. Điều thứ hai tôi suy nghĩ là các công ty chứng khoán này có tự doanh, có PS, cho nên họ ép NĐT như thế để trục lợi.

Nếu đã xác định được nguyên nhân, chúng ta nên xây các kịch bản cho thị trường tiếp theo. Việc điều chỉnh có định hướng, cũng giống như nền kinh tế thị trường có định hướng ... Trước mắt đừng kỳ vọng vào việc thanh khoản sẽ có thể tăng lên 1 tỷ $/ phiên. Với nguyên lý lượng đi trước giá, việc Vn-index vượt đỉnh 1200 trong hoàn cảnh chưa có hệ thống GD mới là điều không thể. Tôi đã chuẩn bị vài ba kịch bản khác nhau, nhưng kịch bản có xác suất cao nhất là thị trường sẽ giảm về vùng cân bằng, từ 1020-1060. Sẽ cần thời gian tích lũy tại đây với tài khoản ở mức trung bình quanh 10.000 tỷ / phiên. Chính đây là lòng mong mỏi của một số người, để đủ thời gian hoàn thành cơ sở hạ tầng, phục vụ cho nhu cầu mới. Sau khi hoàn tất hệ thống, thị trường sẽ bước qua giai đoạn thăng hoa trở lại.

Đưa ra kịch bản khác nhau, phải có phương án đối phó và hành động cụ thể. Việc đầu tiên là có nên rút tiền qua đầu tư kênh khác như BĐS hay vàng không? Việc có nhiều người đang "kêu gào" về BĐS, cố tranh giành dòng tiền là đang xảy ra. Nhưng "chui" vào đó sợ không có cửa ra. Chứng khoán vẫn là kênh đầu tư sáng nhất cho năm 2021. Tôi vẫn tin tưởng vào tính thị trường của chứng khoán. Không ai có thể bóp méo được khi xu hướng đến. Việc Vn-index cán mốc 1400-1500 trong năm nay chỉ là vấn đề thời điểm.

Như vậy việc của NĐT là đầu tiên phải "sống sót đến bình minh". Phải luôn ưu tiên quản trị rủi ro danh mục một cách an toàn nhất. Cơ cấu danh mục sang những mã có tăng trưởng, cơ bản tốt và được định giá dưới giá trị. Việc tiếp theo là chờ đợi. Kiên nhẫn trong đầu tư giá trị, chờ khi hạ tầng đầy đủ, có thể bung sức để tiếp tục. Hãy luôn rèn luyện bản lĩnh, học hỏi tri thức, lắng nghe nhịp đập thị trường, để bước đi trong TTCK của năm 2021 đầy hy vọng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
NGUYỄN HỒNG ĐIỆP

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

46 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại