Người Việt rất giỏi sáng tạo
Những ngày gần đây, một số bạn đã cho rằng việc niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ (Nasdaq, New York) là bước đột phá cho công cuộc toàn cầu hoá (go global) của doanh nghiệp, là bước khởi đầu vươn lên trở thành doanh nghiệp “Cheabol” của quốc gia (Cheabol tạm hiểu là tập đoàn hùng mạnh, chi phối cả kinh tế, chính trị và xã hội của quốc gia).
Quả là sức sáng tạo phi thường, bởi gốc rễ của việc niêm yết trên sàn chứng khoán chỉ có mục đích để huy động vốn cho doanh nghiệp và tạo sự tin tưởng cho khách hàng, đối tác về kết quả sản xuất kinh doanh mà thôi (do phải tuân thủ các qui định về quản trị và chịu sự giám sát của tổ chức phát hành). Tất nhiên khi lên sàn chứng khoán thì sẽ tạo thuận lợi về thanh khoản cho các nhà đầu tư, đôi khi mang lại tài sản cho nhân viên (nếu công ty có phát hành cổ phiếu ưu đãi).
Thực tế đã chỉ ra rằng ở các quốc gia tham chiếu tốt cho Việt Nam như Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Singapore thì hầu hết các doanh nghiệp lớn nhất về giá trị công ty (market cap) và mức độ toàn cầu hoá của quốc gia, đều chỉ niêm yết trên thị trường chứng khoán của chính quốc gia đó, số doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ và chứng khoán Châu Âu là không nhiều.
Ở Hàn Quốc thì cả 4 công ty lớn nhất về vốn hoá là Samsung Electronics, LG, SK Hynix, Samsung Biologics, thêm Kia, LG Chem, Samsung SDI nữa, đều niêm yết trên sàn chứng khoán KRX - Korea Exchange (riêng Samsung và LG có mở thêm cho các nhà đầu tư nước ngoài khu vực EU, được giao dịch thông qua sàn chứng khoán London (LSE) và Luxemburg (LuxSE)). Samsung Electronics là nhà sản xuất điện thoại lớn nhất nhì thế giới, LG hoạt động trong lĩnh vực điện tử, SK Hynix hãng chip bán dẫn hàng đầu thế giới và Kia ô tô, chúng ta không thể nghi ngờ về tính toàn cầu hoá của họ.
Vốn hoá của Samsung Electronics là 358.24 tỷ USD, lớn hơn cả Oracle, Coca Cola, Pepsico, Cisco, Toyota, Bank of America, Nike, Intel, IBM, Boeing, Airbus, GE, Siemens, AT&T; trong danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới của Forbes, Samsung Electronics đứng thứ 25, trên cả Microsoft (30), Ford Motor (46), Mercedes Benz (47), GM (50), JPMorgan (53), BMW (57); vậy mà Samsung vẫn niêm yết trên sàn chứng khoán Hàn Quốc, đâu cần niêm yết ở NASDAQ hay New York.
Ở Đài Loan thì 4/5 công ty lớn nhất về vốn hoá là Foxconn, MediaTek, Quanta Computer, Delta Electronics đều niêm yết trên sàn chứng khoán Đài Loan - TWSE (vốn hoá lần lượt là 46.7 tỷ USD, 35.77 tỷ USD, 29.39 tỷ USD, 28.33 tỷ USD). Foxconn là nhà sản xuất iPhone, iPad, iPos lớn nhất thế giới có nhiều nhà máy ở Đài Loan, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam; MediaTek làm về chip bán dẫn và phần cứng máy tính, Quanta Computer làm về máy tính, Delta Electronics làm về linh kiện điện tử; chắc chắn là họ có mức độ toàn cầu hoá rất cao.
Ở Ấn Độ thì Reliance Industries, tập đoàn công nghiệp của tỷ phú Mukesh Ambani, người giàu nhất Châu Á, hạng 3 đến 12 thế giới, vốn hoá 196,69 tỷ USD cũng niêm yết trên sàn chứng khoán Bombay - BSE. Reliance Industries là tập đoàn đa quốc gia (có hoạt động kinh doanh ở Mỹ, Anh, Trung Đông, Ấn Độ), doanh số 120 tỷ USD, lợi nhuận 9.2 tỷ USD, 340.000 nhân viên, xuất khẩu chiếm đến 7% kim ngạch xuất khẩu quốc gia, chắc chắn là công ty global rồi.
Trong lĩnh vực phần mềm, hai công ty lớn nhất Ấn Độ là TCS và Infosys cộng thêm ITC (vốn hoá là 151.3 tỷ USD, 72.51 tỷ USD và 66.49 tỷ USD) cũng đều niêm yết trên thị trường chứng khoán Bombay BSE. Vâng, chỉ niêm yết trên BSE mà TCS có vốn hoá lớn hơn cả Boeing, IBM, Walt Disney, Philip Mortis, HSBC, BHP, Morgan Stanley; còn vốn hoá của Infosys thì lớn hơn cả ABB, China Telecom, BMW, Volkswagen, Ferrari, London Stock Exchange, FedEx, Hitachi, DBS.
TCS và Infosys gần như toàn bộ doanh số từ thị trường nước ngoài, đặc biệt là Mỹ và Châu Âu, trong các giải Tennis Grand Slam chúng ta còn thường xuyên thấy logo Infosys rất lớn xuất hiện trên sân, thế nên chắc chắn họ đã go global rất cao.
Cuối cùng là 3 ngân hàng DBS, OCBC, UOB lớn nhất Singapore, với vốn hoá lần lượt là 68.73 tỷ USD, 42.05 tỷ USD, 35.45 tỷ USD (cũng là 3/4 ngân hàng có vốn hoá lớn nhất ĐNA, cũng niêm yết trên sàn chứng khoán Singapore SGX.
Nếu quả thật việc niêm yết trên sàn chứng khoán NASDAQ, NYSE nó là bước đột phá về go global, nó là con đường tất yếu để trở thành Cheabol của quốc gia thì chắc các doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Singapore kể trên họ đã làm từ lâu lắm rồi chứ nhỉ, họ đâu có ngu, họ đâu có thiếu quyết tâm và ý chí.
Tất nhiên việc niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ sẽ có những lợi ích cũng như ràng buộc lớn hơn việc niêm yết ở sàn chứng khoán nội, với góc nhìn của cá nhân tôi thì lợi ích đầu tiên là giúp doanh nghiệp huy động được nhiều vốn hơn, thứ hai và có thể vốn hoá và thanh khoản lớn hơn (khi ấy các nhà sáng lập sẽ giàu có hơn và các cổ đông sẽ có lợi hơn.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận