menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Ngọc Mai

Người sở hữu nhà ở các thành phố lớn Trung Quốc bán tháo tài sản

Người Trung Quốc vỡ mộng làm giàu từ bất động sản, dần từ bỏ quan điểm nhà đất là nơi cất trữ tài sản đáng tin cậy.

Thị trường nhà ở, vốn được cho là nơi cất giữ tài sản an toàn, tại Trung Quốc đang suy giảm, với áp lực bán ngày càng lớn và gây ảnh hưởng tới đà tăng trưởng kinh tế.

Áp lực bán gia tăng

Những người sở hữu nhà ở Trung Quốc đang mất dần niềm tin vốn tồn tại hàng thập kỷ qua của họ rằng bất động sản là nơi cất giữ tài sản đáng tin cậy. Điều này khiến ngay cả những thị trường nhà ở hấp dẫn như Thượng Hải bắt đầu suy yếu và gây thêm áp lực lên chính quyền trong việc tìm kiếm nguồn tăng trưởng kinh tế mới.

Theo dữ liệu do Centaline Group tổng hợp, giá chào bán nhà tại trung tâm tài chính Thượng Hải đã giảm trong ba tháng liên tiếp, xuống mức thấp nhất kể từ trước khi Trung Quốc thoát khỏi tình trạng phong tỏa do COVID-19 vào cuối năm ngoái.

Giá chào bán nhà tại Thượng Hải xuống thấp nhất kể từ cuối năm ngoái

Người sở hữu nhà ở các thành phố lớn Trung Quốc bán tháo tài sản

Mặc dù tồn kho tăng, song giao dịch mua – bán tại thành phố này đã giảm 1/3 so với tháng 3, xuống còn khoảng 16,000 căn nhà trong tháng 5, Economic Observer đưa tin.

Các cuộc phỏng vấn với chủ nhà, đại lý bất động sản và giới phân tích cho thấy sự suy yếu này là do mọi người không còn tin rằng bất động sản sẽ luôn là một trong những khoản đầu tư an toàn nhất ở Trung Quốc.

Giới hoạch định chính sách hoan nghênh sự thay đổi này, vì họ luôn tìm cách kiềm chế hoạt động đầu cơ bất động sản. Tuy nhiên, thị trường ngày càng có nguy cơ suy giảm mạnh hơn mong muốn của họ, đặc biệt là vào thời điểm nền kinh tế nói chung đang mất đà tăng trưởng.

Về lâu dài, các nhà chức trách có thể gặp khó trong việc tìm kiếm lĩnh vực thay thế cho bất động sản với tư cách là một động lực chính cho tăng trưởng kinh tế và là tài sản phòng thủ của tầng lớp trung lưu nước này.

Áp lực bán ngày càng lớn tại Thượng Hải, Jun Li, giám đốc đầu tư của công ty tài chính Power Sustainable Investment Management, cho biết: “Có vẻ như những người sở hữu nhà đều đồng thuận rằng thị trường đã đạt đỉnh”.

Người sở hữu nhà ở các thành phố lớn Trung Quốc bán tháo tài sản

Rút tiền mặt về

Một nhân viên ngân hàng gần đây đã bán căn hộ của mình ở quận Jing’an danh tiếng của Thượng Hải với giá khoảng 10 triệu nhân dân tệ (1.4 triệu USD). Anh cho biết anh coi đây là một trong những cơ hội cuối cùng để kiếm tiền từ sự bùng nổ của thị trường bất động sản.

Chàng trai 35 tuổi này vẫn cùng gia đình sở hữu các bất động sản khác ở Trung Quốc. Nhưng anh muốn giảm tiếp xúc với loại tài sản này trước dự báo về thuế bất động sản và tình trạng suy thoái kéo dài của ngành.

Giá nhà hiện có tại 100 thành phố ở Trung Quốc ghi nhận mức giảm lớn nhất trong tháng 5 kể từ ít nhất năm 2022, theo dữ liệu được tổng hợp bởi công ty nghiên cứu bất động sản China Index Academy.

Yan Yuejin, giám đốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu và Phát triển E-house Trung Quốc, cho biết: “Thị trường nhà ở sẵn có ở Thượng Hải hiện tăng chậm nhất ở Trung Quốc. Trên toàn quốc, cung và cầu trên thị trường thứ cấp cũng tệ đi”.

Theo dữ liệu của Centaline Group, các chủ nhà ở đô thị phía nam Thâm Quyến đã hạ giá xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2016.

Ông Li cho biết mọi người đang tìm cách bán do họ lo ngại về triển vọng kinh tế, hoặc họ cần tài chính cho các doanh nghiệp thiếu tiền mặt hoặc họ thất nghiệp.

Tại Hàng Châu, một người bán nhà ở vùng ngoại ô đã giảm giá chào bán tới 17% sau khi không tìm được người mua trong suốt 6 tháng, theo một đại lý nhà đất giấu tên.

Việc tâm lý trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc suy yếu đang buộc các nhà hoạch định chính sách cân nhắc các biện pháp hỗ trợ mới để giữ cho nền kinh tế phát triển, Bloomberg đưa tin.

Cơ quan quản lý đang xem xét giảm các khoản thanh toán ở một số vùng lân cận không phải là cốt lõi của các thành phố lớn, giảm hoa hồng cho đại lý đối và nới lỏng hơn nữa các quy định hạn chế đối với việc mua nhà ở.

Một chu kỳ khác

Theo các nhà phân tích của Goldman Sachs Group Inc., thị trường nhà ở Trung Quốc khó có thể sớm quay trở lại thời kỳ mà nhu cầu tăng cao. Họ cho rằng Trung Quốc có thể trải qua một thị trường bất động sản “hình chữ L”.

“Chu kỳ này khác với các chu kỳ trước, vì giới hoạch định chính sách dường như rất kiên quyết trong việc không sử dụng bất động sản như một công cụ kích thích ngắn hạn”, các nhà phân tích của Goldman viết trong báo cáo ngày 11/06. “Chúng tôi tin rằng ưu tiên chính sách hiện nay là xoay xở với tình trạng suy giảm kéo dài trong nhiều năm, hơn là điều tiết để có một chu kỳ đi lên”.

Về lâu dài, Trung Quốc đang trải qua một sự thay đổi cơ cấu do dân số già và quy mô dân cư di cư lên các thành phố bị hạn chế. Tỷ lệ đô thị hóa của đất nước dự kiến đạt đỉnh khoảng 75%, tăng từ 64.7% vào năm 2021. Tất cả đang ảnh hưởng đến tâm lý người sở hữu nhà.

Tâm lý bi quan như vậy ngày càng thể hiện rõ ở Thượng Hải, khi chính sách Zero COVID-19 nghiên ngặt được áp dụng suốt ba năm qua và niềm tin vào triển vọng kinh tế Trung Quốc ngày càng phai nhạt. Các chủ nhà và người thuê nhà, nhiều người trong số họ là người nước ngoài, chấp nhận thu dọn hành lý và rời đi.

Cuộc di cư khỏi Thượng Hải

Vốn được các công ty nước ngoài ưa chuộng, Thượng Hải là nơi sinh sống của 1/4 tổng số người nước ngoài sống ở Trung Quốc trước năm 2022. Tuy nhiên, thành phố này đã chứng kiến làn sóng di cư sau lệnh phong tỏa khiến gần 25 triệu người phải ở trong nhà trong hơn hai tháng.

Khoảng 25% người Đức sống trong thành phố đã rời đi. Số lượng công dân Pháp và Italy đăng ký tạm trú với chính quyền Trung Quốc giảm 20% mỗi nước, theo báo cáo của Phòng Thương mại Liên minh Châu Âu tại Thượng Hải vào đầu năm nay.

Tại Lianyang, một khu phố trung tâm nổi tiếng của người nước ngoài và các nhà tài phiệt ở Thượng Hải, giá nhà ở đã giảm 15 - 20% so với mức cao kỷ lục vào giữa năm 2021, theo một đại lý bất động sản địa phương.

Yi, 31 tuổi, cư dân Thượng Hải, đã bán căn nhà ở ngoại ô của mình vào tháng 4 với giá 4 triệu nhân dân tệ, thấp hơn 11% so với giá chào bán ban đầu của cô. Tồn kho nhà đã qua sử dụng đạt mức cao kỷ lục 200,000 căn trong tháng đó, theo Economic Observer.

Cô ấy đang cần tiền mặt gấp nên phải bán nhà. “Bây giờ, thị trường là của người mua”, cô nói.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
5 Yêu thích
3 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại