menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đỗ Cao Bảo

Ngành Điện Việt Nam

Để tình trạng thiếu điện, cắt điện luân phiên, mất điện đột ngột giữa mùa hè nóng bức, tất nhiên là lỗi của ngành điện, tất nhiên là ngành Điện yếu kém, đáng chê trách, không thể bào chữa, dù lỗi tại chính sách, tại qui hoạch hay thực thi, dù lỗi của giai đoạn trước đây hay giai đoạn hiện nay.

Trong lúc nền kinh tế đang gặp khó khăn, cần nỗ lực cao để vượt qua mà doanh nghiệp lại bị cắt điện, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh, làm khó khăn hơn cho việc hồi phục kinh tế của đất nước. Giữa những ngày hè nóng bức mà người dân không có điện sinh hoạt, trong khi đó nhiều dự án điện gió, điện mặt trời lại chưa thể kết nối vào hệ thống điện quốc gia, thế nên nhiều người bức xúc, phê phán, chê bai, đòi bỏ độc quyền, đòi thanh tra là điều dễ hiểu.

“Không thể nào chấp nhận rằng năm thứ 23 của thế kỷ 21 chúng ra lại quay lại thời kỳ thiếu điện, cắt điện luân phiên của những năm 90 của thế kỷ trước”. “Việc thiếu điện trong những năm tới có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước”. Đấy là những câu cảm thán rất đáng suy ngẫm.

Vì đâu nên nỗi, tại sao lại thiếu điện, ngành điện kém ở đâu, gốc rễ của vấn đề là gì?

Để trả lời câu hỏi này tôi lần tìm số liệu của Tổ chức Năng lượng Quốc tế IEA (International Energy Agency) về sản lượng điện tiêu thụ hàng năm từ năm 1990 đến nay của Việt Nam và các nước Đông Nam Á, một số nước Châu Á cũng như một số nước có mức sống tương đương hoặc cao hơn Việt Nam để phân tích và so sánh.

Có rất nhiều điều bất ngờ và đáng suy ngẫm

Về sản lượng điện tiêu thụ cuối cùng (Electricity Final Consumption), trong 30 năm (1990-2020), Việt Nam đã có sự tăng trưởng cao nhất thế giới, cao đến kinh ngạc, không có bất cứ quốc gia nào, ở bất cứ khu vực nào, ở bất cứ nhóm quốc gia nào lại có thể so sánh với Việt Nam.

Đây là con số tăng trưởng về điện 1990-2020: Việt Nam tăng trưởng 3.387%; nhóm thứ 2 là Trung Quốc 1.181%, Bangladesh 1.496%; nhóm thứ 3 là Indonesia 810%, Malaysia 707%, Paraguay 564%; nhóm thứ 4 là Jordan 468%, Hàn Quốc 450%, Ấn Độ 446%, Thái Lan 382%, Ai Cập 315%, Philippines 311%; nhóm thứ 5 là Singapore 248%, Albania 267%, Brazil 148% (hầu hết các nước nước Âu Mỹ hoặc tăng trưởng âm hoặc tăng trưởng dưới 50%).

Về giá trị tuyệt đối, số điện làm ra năm 2020 nhiều hơn so với năm 1990: Việt Nam chỉ thua Trung Quốc, Ấn Độ,, Indonesia, Hàn Quốc và Brazil, hơn Thái Lan, Malaysia, Philippines, Singapore, Ai Cập, Bangladesh, Poland, Rumania, Albaria, Paraguay, Jordan.

Về điện tiêu thụ trên đầu người năm 2020: Việt Nam 2.321 KWh, nhiều gấp 2,4 lần Indonesia (980 KWh), gấp 2,8 lần Philippines (839,7 KWh), gấp 2,5 lần Ấn Độ (928 KWh), gấp 4,7 lần Bangladesh (498 KWh), nhiều hơn các nước có GDP đầu người cao hơn Việt Nam: Ai Cập, Jordan, Paraguay, tương đương Albania.

Những con số trên nói nên rằng trong 30 năm 1990-2020, ngành Điện Việt Nam đã làm rất tốt, đã làm được một khối lượng công việc khổng lồ, tốt hơn rất nhiều các quốc gia trong khu vực ASEAN cũng như các quốc gia cạnh tranh kinh tế với Việt Nam, có mức sống cao hơn Việt Nam; Không thể phủ nhận rằng sự tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam trong hơn 30 năm qua, chắc chắn có phần đóng góp rất lớn của ngành điện.

Như vậy EVN bị “đem lên bàn mổ xẻ” là do là ngành điện Việt Nam phát triển chưa đáp ứng kịp nhu cầu tăng trưởng kinh tế của đất nước, cũng như nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của người dân.

Thế nhưng có một điều rất đáng suy ngẫm.

Tôi thử tính tiêu chí: Cần bao nhiêu GWh điện để làm ra một triệu USD cho GDP quốc gia thì Việt Nam lại cần nhiều nhất (trong nhóm 18 quốc gia nghiên cứu), tức Việt Nam dùng điện không hiệu quả nhất (Việt Nam cần 652,5 GWh, 17 nước còn lại chỉ cần có 151,8 GWh đến 543,8 GWh mà thôi).

Như vậy là việc dùng điện của Việt Nam chưa thật hợp lý, chưa thật hiệu quả. Tại sao chúng ta lại cần nhiều điện gấp 1,5 lần, gấp 2, gấp 3, thậm chí gấp 4 lần các quốc gia khác để làm ra một triệu USD cho GDP quốc gia?

Phải chăng vì cơ cấu kinh tế của chúng ta chưa hợp lý, do chúng ta dùng quá nhiều điện cho các nhà máy sản xuất gia công của FDI hay do người dân Việt Nam dùng quá nhiều điện cho sinh hoạt, doanh nghiệp Việt Nam dùng quá nhiều điện cho quảng cáo (nhiều so với GDP đầu người) hay là do GDP quốc gia chúng ta tính sót, tính thiếu, còn thực tế là GDP của chúng ta cao hơn.

Như vậy dẫn đến bài toán lớn hơn: Phải chăng chúng ta nên xem xét lại cơ cấu kinh tế, bớt thu hút đầu tư FDI các dự án sản xuất gia công cần nhiều điện, nhưng có giá trị gia tăng thấp. Nếu làm như vậy thì có thể chúng ta không cần nhiều điện và không thiếu điện như hiện nay.

Ngành Điện Việt Nam
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Đỗ Cao Bảo

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

16 Yêu thích
2 Bình luận 6 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại