menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nhật Anh

Ngành công nghệ của Trung Quốc đang gặp khó

Các công ty công nghệ của cả Mỹ và Trung Quốc đều đang bị kẹt giữa những căng thẳng thương mại.

Những gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc và các đối tác của họ ở Mỹ đã chứng kiến những hoạt động tích cực trong đại dịch Covid-19. Nhưng hiện tại, ngành công nghiệp công nghệ này đang phải đối mặt với một môi trường kinh doanh và tình hình chính trị vẫn còn tiềm ẩn nhiều bất ổn.

Trung Quốc đang chứng kiến sự phục hồi kinh tế dần dần mặc dù không đồng đều, Bắc Kinh hiện đang tập trung mối quan tâm vào tiêu dùng nội địa cũng như đẩy mạnh các xu hướng phát triển kỹ thuật số và các lĩnh vực công nghệ.

Theo ông Charlie Chai, chuyên gia phân tích kinh tế, xét về mặt hành vi của người tiêu dùng ở Trung Quốc, đại dịch đã giúp thúc đẩy “lên ngôi” của một số doanh nghiệp đã tiến hành số hóa mạnh mẽ, giúp những doanh nghiệp này phát triển đáng kể để đạt đến quy mô cần thiết và đạt được hiệu quả kinh tế trong thời gian ngắn. Nhưng bên cạnh đó, tình trạng cắt giảm đầu tư từ phía doanh nghiệp cũng diễn ra rất nhiều, vì các lãnh đạo trong “bộ tam” BAT (Baidu, Alibaba, Tencent) luôn ưu tiên biên lợi nhuận trong bối cảnh môi trường kinh tế và tình hình chính trị vẫn còn tiềm ẩn nhiều biến động.

Trung Quốc, nơi Covid-19 xuất hiện đầu tiên, đã phải đóng cửa hơn một nửa quốc gia vào đầu tháng 2/2020 để ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh. Điều đó đã khiến tăng trưởng trong quý đầu tiên của năm giảm 6,8%. Khi sự lây lan của dịch bệnh được kiểm soát vào tháng 3, các doanh nghiệp bắt đầu mở cửa trở lại và GDP chính thức tăng 3,2% trong quý II. Khi thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội, thì các dịch vụ kỹ thuật số, từ thương mại điện tử đến trò chơi điện tử phát triển mạnh mẽ.

Ông Abishur Prakash, chuyên gia phân tích tại Trung tâm Đổi mới tương lai (CIF) - một công ty tư vấn có trụ sở tại Toronto (Canada) chia sẻ, Trung Quốc đang khao khát đổi mới công nghệ hơn bao giờ hết trong kỳ đại dịch, từ chăm sóc sức khỏe đến giao thông vận tải và tài chính, các dự án đang được tiến hành khẩn trương và quốc gia này đang đặt công nghệ làm trọng tâm của mọi lĩnh vực. Điều này đã giúp các trụ cột công nghệ lớn của Trung Quốc phát triển mạnh. Cổ phiếu của Alibaba đã tăng 30% trong năm nay và doanh thu của nó đã tăng 34% so với cùng kỳ.

Trong một tuyên bố mới đây, ông Daniel Zhang, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Alibaba tuyên bố họ đã đạt được vị thế tốt để nắm bắt sự tăng trưởng từ quá trình chuyển đổi kỹ thuật số đang diễn ra, vốn đã được đẩy nhanh bởi đại dịch, trong cả hoạt động tiêu dùng và doanh nghiệp.

Cùng với đó, doanh thu của Tencent đã vượt qua ước tính của các nhà phân tích trong quý II và mới đây họ đã công bố kết quả kinh doanh tốt nhờ đưa ra các chương trình game mới.

Các công ty đang cố gắng số hóa một cách tối đa và đưa nhiều số liệu lên điện toán đám mây và hiện đang “quay trở lại với tốc độ phát triển tối đa” sau khi bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch. Trong khi đó, các công cụ cộng tác và làm việc từ xa đang chứng kiến “sự phát triển bùng nổ” ở Trung Quốc cũng như ở Mỹ và châu Âu.

Các công ty công nghệ của Trung Quốc cũng đã nhìn thấy cơ hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Trong thời gian đại dịch, họ đã triển khai các dịch vụ khác nhau, từ tư vấn trực tuyến với bác sĩ đến việc nghiên cứu các thuật toán mà họ tuyên bố có thể hỗ trợ phát triển vắc-xin.

“Gã khổng lồ” internet Baidu đang thảo luận với các nhà đầu tư để huy động lên đến 2 tỷ USD trong 3 năm cho một công ty công nghệ sinh học mới. Bên cạnh đó, JD Health International - một doanh nghiệp chăm sóc sức khỏe trực tuyến thuộc sở hữu của công ty thương mại điện tử JD.com, đã nộp đơn đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại Hồng Kông.

Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn đang tiếp diễn và các công ty công nghệ của cả hai bên đều đang bị kẹt ở giữa. Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Huawei, hạn chế quyền tiếp cận công nghệ của Mỹ và cũng cắt nó khỏi nguồn cung cấp chất bán dẫn quan trọng. Washington cũng đã đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với SMIC, nhà sản xuất chip lớn nhất của Trung Quốc, khiến tăng nguy cơ ảnh hưởng đến trọng tâm của kế hoạch thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn trong nước của Trung Quốc.

Trong khi đó, TikTok, thuộc sở hữu của ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh, đã bị Mỹ coi là “mối đe dọa an ninh quốc gia”, bị cáo buộc họ thu thập dữ liệu người dùng Mỹ và gửi đến Trung Quốc và TikTok đã nhiều lần phủ nhận những cáo buộc đó.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại