Ngân hàng Nhà nước nâng lãi suất 1% cần chủ ý điều gì?
Trong phiên họp của Chính phủ sáng hôm qua, Thủ tướng đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu những vấn đề sau:
- Tăng lãi suất điều hành.
- Tăng lãi suất huy động.
- Giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.
Theo đó, NHNN đã nhanh chóng ra các quyết định về tăng lãi suất điều hành và cho vay, có hiệu lực ngay từ ngày 23/9/2022.
FIDT nhận định các quyết định này phù hợp với tình hình hiện tại bởi lẽ trước khi FED quyết định nâng lãi suất vào đêm qua thì áp lực lên lãi suất liên ngân hàng và tỷ giá tại Việt Nam là rất lớn. Kết hợp với quyết định nâng lãi suất 0.75% của FED thì càng làm rõ ràng hơn, buộc NHNN cần phải nâng lãi suất để giảm áp lực về tỷ giá.
Trên thực tế, lãi suất mở (OMO) và lãi suất liên ngân hàng qua đêm đã tăng cao hơn mức 5% trong tháng 9 này nên việc NHNN nâng lãi suất điều hành là hợp lý và "hợp thức hóa" thực tế đang diễn ra.
Nhìn lại lịch sử các loại lãi suất điều hành, có thể thấy rằng chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam đang xoay chiều từ việc giảm mạnh để hỗ trợ nền kinh tế do Covid sang giai đoạn tăng lãi suất để phù hợp hơn với thực tế do áp lực lạm phát và đồng USD tăng giá tạo ra.
Ngoài lãi suất điều hành, NHNN còn tăng mức trần các lãi suất huy động ngắn hạn, chứng tỏ được câu chuyện rằng NHNN chấp nhận việc lãi suất huy động tăng và tương lai còn có thể tiếp tục tăng nữa.
Trần lãi suất huy động này từ trước đến nay NNHN sử dụng để hạn chế cuộc đua cạnh tranh lãi suất của các ngân hàng dẫn đến lãi suất CASA là gần như nhau giữa các ngân hàng (0.2%) và lãi suất huy động từ 1 đến dưới 6 tháng tối đa 4%. Do đó, sự chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng dù quy mô nhỏ hay lớn ở kỳ hạn dưới 6 tháng là không quá lớn, qua đó có thể hạn chế cạnh tranh về huy động của các ngân hàng.
Do đó, khi NHNN nâng trần có thể dẫn đến việc các ngân hàng đang khó khăn về nguồn vốn hoặc các ngân hàng nhỏ sẽ có xu hướng nâng các kỳ hạn này lên tiệm cận 5% để thu hút huy động vốn. Vô hình chung, điều này gây sức ép cho các ngân hàng lớn có thể phải nâng lãi suất theo.
Chính vì vậy, nhìn chung nền lãi suất huy động tăng và giá vốn huy động bình quân của ngành ngân hàng sẽ tăng. Nếu thực hiện theo kêu gọi của Thủ Tướng về việc giữ ổn định lãi suất cho vay thì rõ ràng NIM của các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng trong giai đoạn này.
Tuy nhiên, câu chuyện lãi suất huy động tăng và NIM của nhóm ngân hàng bị ảnh hưởng trong H2.2022 là các tin tức thị trường đã đón nhận trong nhiều tháng qua. Nhóm ngân hàng cũng đang ở mức định giá khá hấp dẫn nếu nhìn về trung hạn. Vì vậy, FIDT cho rằng, các ảnh hưởng đã phản ánh một phần lớn vào định giá thị trường của các nhóm ngân hàng.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận