Ngân hàng Nhà nước định hướng tăng trưởng tín dụng 12%
Theo định hướng mới của Ngân hàng Nhà nước, năm 2021 mức tăng trưởng tín dụng khoảng 12% và sẽ được điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.
Nhiệm vụ của các Ngân hàng
Thống đốcNgân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2021. Theo đó, chỉ thị đưa ra các mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát của ngành ngân hàngtrong năm 2021. Trong đó, yêu cầu điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu năm 2021 bình quân khoảng 4%.
Định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 12%; mứctăng trưởng tín dụngkhoảng 12% và sẽ được điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Tiếp tục thực hiện các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, nhất là các tổ chức tín dụng yếu kém. Tích cực triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu, kiểm soát và hạn chế nợ xấu mới phát sinh. Tăng cường củng cố, chấn chỉnh hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), bảo đảm hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích.
Tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của tổ chức tín dụng, đặc biệt là đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, đảm bảo an toàn, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Song song với đó, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng, đổi mới, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, mở rộng hệ sinh thái số để phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu tập trung triển khai hiệu quả, thực chất cải cách hành chính nhằm kiến tạo môi trường kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng nói riêng thông thoáng, thuận lợi hơn, hỗ trợ thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương, thượng tôn pháp luật.
Mặt khác, tiếp tục triển khai việc thực hiện Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; các Chương trình, Kế hoạch hành động và các Đề án của Ngành đã ban hành.
Thống đốc cũng yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, giám sát; phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng; củng cố hoạt động hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, xử lý Quỹ tín dụng nhân dân yếu kém và tăng cường quản lý, giám sát tổ chức tài chính vi mô; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng; đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động công nghệ thông tin, thanh toán điện tử, thanh toán thẻ…
Nhiều kịch bản cho lạm phát trong năm 2021
Việc lạm phát ở mức thấp hơn nhiều so với mục tiêu của chính phủ làm tăng kỳ vọng vào việc Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục có động thái hạ lãi suất điều hành thêm một lần nữa trong tương lai gần, trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định, năm 2021 vẫn rất khó đoán định. Do đó, công tác điều hành giá cần tiếp tục điều hành một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động. Chính sách tài khóa cần phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra; đồng thời góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính Nguyễn Bá Minh dự báo, năm 2021 giá nhiều loại nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới sẽ tăng trở lại khi dịch COVID-19 dần được khống chế. Trong khi đó, tình hình thiên tai, dịch bệnh trong nước còn diễn biến phức tạp, sẽ ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất, cung cầu hàng hóa trên thị trường.
Theo Phó Viện trưởng Viện Kinh tế tài chính Nguyễn Đức Độ, năm 2021 khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn nhờ có vắc xin, đồng thời kinh tế trong nước và thế giới phục hồi, lạm phát so với cùng kỳ năm trước sẽ có xu hướng tăng trở lại. “Tuy nhiên, với việc lạm phát so với cùng kỳ năm trước đang ở mức rất thấp là 0,19%, lạm phát trung bình trong năm 2021 sẽ không thể cao, nhất là khi kinh tế trong năm 2021 sẽ chưa thể phục hồi hoàn toàn”,ông Nguyễn Đức Độ nhận định.
Vị chuyên gia này dự đoán, trong năm 2021, trường hợp có biến động mạnh về giá xăng dầu hay giá thực phẩm như năm 2019, lạm phát trung bình trong năm nay nhiều khả năng sẽ vẫn ở mức dưới 3%. Ở kịch bản thấp hơn, ông Nguyễn Đức Độ dự báo, lạm phát trung bình có thể ở mức khoảng 2%.
TS. Nguyễn Ngọc Tuyến, dự báo nhiều mặt hàng thiết yếu sẽ có nhiều biến động trong năm 2021, do đó chỉ số giá tiêu dùng sẽ tăng cao hơn năm 2020, song bình quân cả năm cũng chỉ ở mức dưới 4% như mục tiêu Quốc hội đề ra.
Ông Lê Quốc Phương,nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Công nghiệp và Thương mại Bộ Công thương, dự báo lạm phát năm 2021 ở mức 3,8%đếndưới 4%. Theo đại diện Cục Quản lý giá, năm 2021 để thực hiện kiểm soát lạm phát theo chỉ tiêu Quốc hội đề ra, công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát cần tiếp tục thực hiện thận trọng, linh hoạt, chủ động.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận