Ngân hàng Mỹ thay vì dùng thanh khoản dư thừa để mua trái phiếu lại đem cho vay
Một chiếc chart thú vị: các ngân hàng Mỹ thay vì dùng thanh khoản dư thừa để mua trái phiếu lại đem cho vay, và giảm lượng trái phiếu nắm giữ kể từ tháng 4.
Điều này lý giải bond yield của Mỹ tăng liên tục (Fed dọa giảm mua hàng mà các anh còn bán hàng ra nữa), nhưng mình nghĩ trend này sẽ đảo chiều kể từ tháng 5 hoặc tháng 6. Có 2 lý do:
Vậy dự đoán của mình: bond yield sẽ giảm nhẹ lại, và do đó chặn lại cái lý do growth tech stocks phải giảm mạnh vì lãi suất tăng. Thực tế lãi suất mortgage, bond yield và lãi suất vay chứng khoán đều đã chạy trước đà tăng lãi suất của Fed khá xa.
Vậy là rate rise risk đang dần được bond market hấp thụ, chỉ còn lại risk về thanh khoản hàng cổ phiếu rủi ro cao. Cái này tương đối phức tạp, vì kinh tế sụt giảm có thể quất sụm luôn earnings của các tech companies có high growth nhưng lợi nhuận âm một cách nhanh chóng, vì nhiều ông này là bán dịch vụ cho mấy công ty có profit margin thấp đang bị lạm phát ăn mòn.
Trong bối cảnh hiện tại, ngay cả những trùm cash như Apple cũng có rủi ro earnings gây thất vọng vì suy thoái sẽ khiến tăng trưởng hàng Apple bán chậm lại. Thị trường sẽ cần phải điều chỉnh lại kỳ vọng về earnings đủ thấp và đòi hỏi một mức PE đủ thấp để chịu nhảy ra. Như cái note hôm trước của mình mức PE x15-16 ở 3600-3800 của SP 500 là hợp lý. Chúng ta đã gần mức đó rồi, nhưng vẫn chưa tới.
Bà con nói đến khả năng thị trường bất động sản Âu-Mỹ sụp, nhưng mình nghĩ không có. Ngay cả ông bất động sản UK mình đoán tháng này price growth có thể âm mà nó chỉ tăng giá chậm lại.
2 quả bubble to đùng Canada, Úc chưa vỡ thì mấy ông kia còn phây phây. Âu-Mỹ sau khi trả qua đợt vỡ 2007-2009 đã siết điều kiện cho vay bất động sản lại rất nhiều rồi, cho nên đa số bất động sản ở mức an toàn. Tuy nhiên, mình nghĩ thời volume giao dịch và mức tăng giá điên cuồng của bất động sản đã qua rồi. Back to normal, tăng chậm chậm, giao dịch thường thường.
Điểm đáng lo lần này nằm ở đống công ty zombie. Tuy nhiên, một bác professor ở Đức bữa cho mình biết đa số zombie ở Đức, Pháp đều có số má cả, nên chính phủ sẽ có những scheme đổ ra nuôi các em cho hút máu. Mỹ thì mình không biết, let's see.
Tóm lại, rủi ro lần này chưa nằm ở bất động sản ở Âu-Mỹ mà nằm ở chính nền kinh tế thực bị lạm phát quất từa lưa.
Ngược lại, câu chuyện của Châu Á thì có những nước tự bóp tín dụng bất động sản quá mức xong lăn ra, giờ đẩy tín dụng ra nhưng dự án và công ty đã tiêu rồi, tâm lý thị trường yếu quá, giờ mới bơm tiền trở lại là vô nghĩa.
Hi vọng VN học được bài học đó. Không phải cứ bóp tín dụng quá mức thử chơi rồi nếu thấy nó chết thì bơm ra lại là được đâu. Nó chết rồi là bơm ra hấp thụ không nổi như China bây giờ đó.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận