Nếu VN-Index lại mất mốc 980 điểm, nhóm ngành nào sẽ "cứu cánh" cho nhà đầu tư?
Trong điều kiện kinh tế Việt Nam và thế giới chuyển biến xấu, chứng khoán An Bình đưa ra kịch bản VN-Index sẽ không giữ được mốc 980 điểm và VN-Index tiếp diễn đà xuống trong pha xuống dài hạn của xu thế cấp 1. Khi đó VN-Index sẽ kiểm định lại ngưỡng hỗ trợ mạnh quanh vùng đáy cũ gần nhất quanh 900 điểm.
Trong điều kiện kinh tế Việt Nam và thế giới chuyển biến xấu, chứng khoán An Bình đưa ra kịch bản VN-Index sẽ không giữ được mốc 980 điểm và VN-Index tiếp diễn đà xuống trong pha xuống dài hạn của xu thế cấp 1. Khi đó VN-Index sẽ kiểm định lại ngưỡng hỗ trợ mạnh quanh vùng đáy cũ gần nhất quanh 900 điểm.
Theo báo cáo mới công bố của Công ty chứng khoán An Bình – ABS, VN-Index tăng điểm tích cực từ ngay phiên đầu tiên của năm 2023, tuy nhiên thanh khoản trung bình tháng sụt giảm cho thấy tâm lý “nghỉ Tết sớm” của NĐT cá nhân diễn ra trên toàn thị trường.
Thanh khoản ghi nhận sụt giảm sâu nhất vào khoảng thời gian 2 tuần trước kỳ nghỉ lễ. Nhìn chung trong tháng 1/2023, VN-Index hồi phục 10,34% giá trị, là một trong thị trường chứng khoán có sự hồi phục tốt nhất trong khu vực/thế giới.
VN-Index tháng 1/2023 được dẫn dắt bởi sự hồi phục của nhóm ngành vốn hóa lớn như Ngân hàng, Chứng khoán và nhóm ngành có câu chuyện tích cực như Đầu tư công, vật liệu xây dựng (thép).
Sau nhịp tăng khá tốt tháng 1 trong bối cảnh lợi nhuận quý IV/2022 sụt giảm mạnh, P/E toàn thị trường đã tăng từ 10,5x lên mức khá cao 12,1x. Điều này có thể khiến áp lực chốt lời tăng lên và dư địa tăng giá trong tháng 2 giảm xuống. Nhất là khi dòng tiền ngoại tham gia là nguồn vốn đầu tư thụ động ngắn hạn qua các quỹ ETF, vốn có xu hướng chốt lời nhanh.
Yếu tố tích cực là Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư công như một động lực chủ chốt cho tăng trưởng kinh tế. Đồng thời việc sửa đổi Nghị định 65 có thể được trình Chính phủ ban hành ngay trong tháng 2 có thể giúp giảm bớt áp lực thanh toán trái phiếu doanh nghiệp.
Tuy nhiên, dòng tiền của các doanh nghiệp bất động sản vẫn bế tắc. Trong tháng 1 không ghi nhận đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp nào trong khi áp lực mua lại trái phiếu doanh nghiệp trước hạn và thanh toán vẫn ở mức cao. Việc các bên cùng phối hợp tháo gỡ khó khăn cho ngành BĐS vẫn còn nhiều vướng mắc và khó có thể giải quyết ngay trong ngắn hạn.
Dự báo về diễn biến VN-Index trong tháng 2, ABS đưa ra 2 kịch bản.
Trong kịch bản 1, VN-Index tiếp tục điều chỉnh và xuyên thủng qua ngưỡng 1.050 điểm. ABS kỳ vọng thị trường sẽ được hỗ trợ ở quanh vùng giá 980 điểm và từ đây chỉ số VN-Index sẽ bật tăng trở lại vùng 1.120 điểm.
Kịch bản 2 xảy ra trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam và thế giới chuyển biến xấu, VN-Index sẽ không giữ được mốc 980 điểm và chỉ số sẽ tiếp diễn đà xuống trong pha xuống dài hạn của xu thế cấp 1. Khi đó VN-Index sẽ kiểm định lại ngưỡng hỗ trợ mạnh quanh vùng đáy cũ gần nhất quanh 900 điểm.
ABS nghiêng về kịch bản 2 là khả năng cao VN-Index không giữ được mốc 980 điểm và tiếp diễn đà giảm trong pha đi xuống dài hạn của xu thế cấp 1. Khi đó VN-Index sẽ kiểm định lại ngưỡng hỗ trợ mạnh quanh vùng đáy cũ gần nhất quanh 900 điểm.
ABS cũng khuyến nghị nhà đầu tư giải ngân trong tháng 2/2023 với điều kiện VN-Index diễn biến theo kịch bản 1, không mất mốc 980 điểm và xác nhận hồi phục từ mức này. Trong trường hợp VN-Index diễn biến theo kịch bản 2, ABS khuyến nghị nhà đầu tư đứng ngoài theo dõi thị trường.
Về triển vọng nhóm ngành, ABS đánh giá cao các ngành sau:
Thứ nhất, hưởng lợi từ đầu tư công là các doanh nghiệp Xây dựng hạ tầng và Vật liệu xây dựng tham gia dự án Sân bay Long Thành và 12 dự án cao tốc Bắc Nam.
Thứ hai, hưởng lợi từ các dự án dầu khí và giá dầu đang neo ở mức cao.
Thứ ba, hưởng lợi từ việc Trung Quốc mở cửa như các doanh nghiệp ngành Thủy sản
Thứ tư, hưởng lợi từ việc giá nguyên vật liệu tăng như nhóm cổ phiếu ngành Thép.
Thứ năm, các ngành Nhiệt điện, Xây lắp điện, Công nghệ thông tin.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận