Nếu cảm thấy trì trệ, thiếu động lực trong cuộc sống, hãy đọc ngay bài viết này!
Tôi còn nhớ căn nhà đầu tiên mình khởi nghiệp là mua, sửa rồi bán. Thời điểm đi mua tôi chỉ có số vốn 100 triệu đồng. Ban đầu tôi đi xem 15 căn nhà, tìm thấy 1 căn có giá thị trường ước tính 2,3 tỷ, chủ nhà chỉ rao bán 1,8 tỷ.
Tôi đi xem nhà lúc 6 giờ tối, nhưng sau đó lại chần chừ không quyết định cọc ngay. Sau 3 ngày tôi gọi lại, kết quả căn nhà đã được bán cho một người khác. Tôi cảm thấy tiếc nuối và về bị suy sụp mất 1 tuần.
Cuối cùng, tôi tự nhủ mình: “Thôi mọi việc cũng đã qua rồi, ta cứ hãy tiếp tục, hãy luôn cố gắng hết mình, dù có thất bại thì nhất định cũng không ân hận!”
Tôi đi xem tiếp hơn 10 ngôi nhà nữa, và phát hiện 1 căn khác, giá thị trường khoảng 1,6 tỷ nhưng chủ nhà chủ phát giá 1,35 tỷ đồng. Nhưng khi thấy 3 khách vào xem nhà trong 1 buổi chiều, ông chủ nhà nói với tôi rằng ông ta không bán giá đó nữa mà bây giờ 1,4 tỷ mới bán.
Tôi quyết tâm không để lọt tiếp Cơ hội lần thứ 2. Sáng hôm sau, tôi mang đặt cọc cho người chủ nhà 100 triệu và hẹn 3 tuần thanh toán nốt.
Thời điểm đó, tôi cũng chưa biết mình phải thanh toán số tiền còn lại như thế nào. Nhưng có một điều chắc chắn: Tôi đã tự “chặt đường lui của mình”. Nếu tôi không xoay xở đủ tiền, tôi sẽ mất hết 100 triệu mà tôi có.
Não bộ của tôi bắt đầu hoạt động hết công suất, và câu hỏi “làm thế nào?” cứ lặp lại trong đầu tôi phải đến cả trăm lần.Trong đầu tôi sơ bộ có 1 vài phương án, nhưng tôi cũng chưa hoàn toàn chắc về điều đó.
Tôi lập 1 danh sách 10 người tôi sẽ hỏi vay tiền. Tôi bắt đầu cầm điện thoại và gọi người thứ 1,2,3 họ đều không đồng ý. Đến người thứ 4,5,6 cũng không đồng ý.
Lúc này tôi đã bắt đầu tự tin hơn khi quen với những lời từ chối và điều chỉnh cho phù hợp ngôn từ của mình. Cuối cùng, người thứ 7 cho tôi vay 700 triệu và người thứ 9 cho tôi vay số tiền còn lại.
Tôi đã mua được ngôi nhà của mình với giá 1,4 tỷ, sửa nó 120 triệu và bán 1,9 tỷ. Lợi nhuận thu về là 380 triệu chỉ sau 2 tháng. Đây chính là một trong số những căn nhà đầu tiên mà tôi khởi nghiệp trong bất động sản.
Điều đáng nói hơn, là tôi học được 1 bài học quan trọng nhất về Phát triển cá nhân: Con người ta chỉ hành động khi gặp Khó Khăn & Nguy Hiểm. Một khi chưa có Khó Khăn & Nguy Hiểm cận kề, chúng ta thường chưa hành động. Và đây cũng là thời điểm tôi nhận ra tầm quan trọng của “đốt thuyền”.
Cho những ai chưa biết, có một câu chuyện rất nổi tiếng trong lịch sử về “chiến dịch đốt thuyền”. Thời đó, một chiến binh vĩ đại buộc phải đưa ra một quyết định để đảm bảo chiến thắng trên chiến trường. Ông chuẩn bị em quân đi đánh một kẻ địch hùng mạnh với quân số vượt trội. Ông cho quân của mình lên thuyền, dong buồm ra khơi tới vương quốc của kẻ địch.
Đến nơi, người chiến binh quả cảm cho tất cả quân trang và binh lính của mình xuống thuyền, sau đó ra lệnh đốt chính những chiếc thuyền đã chở họ. Ông nói với binh sĩ trước khi bắt đầu trận chiến:
“Các ngươi có nhìn thấy những chiếc thuyền đang bốc cháy kia không? Điều đó có nghĩa là chúng ta không thể rời khỏi bờ biển này nếu chúng ta không chiến thắng! Giờ đây không còn sự lựa chọn nào khác, chúng ta phải chiến thắng hoặc chúng ta bị tiêu diệt”.
Và cuối cùng họ đã thắng.
Bình thường, bạn sẽ hiếm khi thấy bản thân dùng hết sức lực vào một việc gì đó. Chỉ đến khi bạn tự đặt mình vào tình thế PHẢI HÀNH ĐỘNG. Khi đó, mới có thể dùng HẾT BÌNH SINH!”
Nhiều người thường có xu hướng chỉ suy nghĩ chứ không hành động. Họ gặp phải tình trạng suy nghĩ quá nhiều rồi lại cảm thấy trì trệ, thiếu động lực.
Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, hãy suy nghĩ về “chiến lược đốt thuyền” của bạn:
Nếu bạn ra quyết định “bán nhà”, đó là bạn đã “đốt thuyền”.
Nếu bạn ra quyết định “nghỉ việc”, đó là bạn đã “đốt thuyền”.
Nếu bạn ra quyết định “đặt cọc”, đó là bạn đã “đốt thuyền”.
Khi đó, bạn sẽ phát huy tối đa năng lực và tất cả mọi việc sẽ sắp xếp được hết!
Nếu bạn chưa có tự tin, hãy mang thuyền nhỏ ra đốt. Khi đã đủ tự tin, hãy đốt một chiếc thuyền lớn hơn. Từ đó, bạn có thể chấm dứt chuỗi ngày trì trệ, thiếu động lực và trở thành một con người tốt hơn!
(Sưu tầm)
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận