Nên bỏ phiên ATO và ATC ?
Cụm từ đột quỵ hay tụt áp là cụm từ phổ biến mà nhà đầu tư đang diễn tả về phiên ATC chiều nay khá nhiều trên khắp các diễn đàn và mạng xã hội.
Nguyên nhân do đâu ?
Đầu tiên là nền tâm lý yếu được duy trì bởi hiệu ứng của đại dịch bùng phát chưa có dấu hiệu suy giảm, điều này làm nền tâm lý lung lay và rất dễ bị ép bán khi quan sát diễn biến của thị trường. Những thông tin về chỉ thị 16+ hay 16 Cho Thủ Đô được lan truyền là tác nhân chính tác động tới tâm lý.
Khả năng cao là các ETF như VN30, Diamond và Finlead bị rút sơ cấp.
Rút vốn sơ cấp ở đây buộc các công ty QLQ này bán ra lượng chứng khoán cơ sở tương ứng để hoàn trả tiền cho nhà đầu tư vì vậy làm tăng CUNG ở VN30.
Ngoài ra Tuấn Thợ đục còn thấy sự ”chủ động” của nhà tạo lập khi tận dụng điểm yếu của phiên ATC để thuận nước đẩy thuyền là rất rõ. Vì vào phiên xác định giá mở cửa hay đóng cửa (ATO và ATC) thường lực cầu của nhà đầu tư cá nhân là rất dè dặt vì đặc tính thích mua bán phiên liên tục để xác định đúng nhu cầu về giá của mình, các lực lượng khác cũng tương đồng. Chỉ có nhóm quỹ ETF là phụ thuộc phần lớn vào phiên ATC để đồng bộ hoá giữa Giá CCQ quỹ và chỉ số VN30. Điều này về lâu dài tất yếu sẽ được tận dụng để tạo ra những phiên như ngày hôm nay khi tài sản ròng của nhóm ETF ngày càng lớn.
Vì khi có một lực lượng đủ năng lực kết nối với thông tin và lượng tiền đủ lớn để tác động lên thị trường CKPS họ sẽ tận dụng được việc này! Đây là điều mà rất nhiều nhà đầu tư cá nhân lo ngại và hoàn toàn có cơ sở cho lập luận này!
Vì sao chưa bỏ được ATO và ATC và thay bằng VWAP?
- ATO - AT the Opening : phiên xác định giá mở cửa
- ATC - At the Closing : phiên xác định giá đóng cửa
- VWAP: Volume weighted average price: gía theo trung bình gia quyền khối lượng và giá này đang được áp dụng cho sàn Upcom để làm giá mở cửa. Các thị trường phát triển như EU và US đều theo hướng này và gần như rất khó để một nhà đầu tư cá mập có thể lũng đoạn một cổ phiếu chứ đừng nói tới nguyên cả thị trường.
Từ đó nhìn vào chức năng của công cụ này thì thấy lấy giá mở cửa và đóng cửa theo VWAP sẽ tránh tình trạng “đột quỵ” như trên là rất rõ ràng.
Vì sao HOSE và HNX chưa thực thi? Người viết có 2 giả thiết sau:
- Đầu tiên tham chiếu qua thị trường Thái Lan thì họ vẫn đang dùng 2 phiên này cho việc xác định giá đóng cửa và mở cửa của thị trường. Nên nếu tham chiếu theo một thị trường tương đồng thì cũng không có gì ngạc nhiên! Tuy nhiên giả thiết này cũng chưa hợp lý vì đặc tính thị trường của ta cũng khá khác biệt với Thái, vì vậy nếu tiện lợi và tối ưu thì vẫn nên áp dụng chủ động.
- Giải thiết thứ 2 nghiêng về yếu tố năng lực xử lý của hệ thống khi cần tính VWAP real-time để các tổ chức hoặc nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch khối lượng lớn bằng thoả thuận. Đây có lẻ là điểm nghẽn lớn nhất cần giải quyết và kì vọng vào hệ thống KRX hoặc core mới hiện tại nâng cấp thêm phần này!
Lịch sử 21 năm thị trường đã chứng tỏ sự trưởng thành đi kèm những điểm nghẽn và khẽ hở để một trong những lực lượng tham dự có thể tận dụng và tạo ra sự bất công bằng cho nhóm nhà đầu tư còn lại thì chưa hợp lý và điều này cần phải được nâng cấp và khắc phục để tránh những phiên “ngơ ngác“ như hôm nay!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận