menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hải Long

Năm 2020, xuất khẩu hạt điều có thể đạt mục tiêu 3,2 tỷ USD?

11 tháng 2020, xuất khẩu điều nhân của Việt Nam đạt 2,94 tỷ USD. Dự báo trong tháng còn lại của năm 2020, xuất khẩu điều nhân sẽ tăng do nhu cầu phục vụ các dịp lễ tết cuối năm. Với kịch bản này, ngành điều có thể đạt mục tiêu xuất khẩu 3,2 tỷ USD trong năm 2020.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), trong tháng 11/2020, khối lượng điều nhân xuất khẩu ước đạt 50 nghìn tấn với giá trị 310 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu hạt điều 11 tháng năm 2020 đạt 468 nghìn tấn và 2,94 tỷ USD, tăng 13,2% về khối lượng nhưng giảm 1,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Mỹ, Hà Lan và Trung Quốc vẫn là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm, chiếm thị phần lần lượt là 32,3%, 14,5% và 12,6% tổng giá trị xuất khẩu hạt điều.

Giá trị xuất khẩu điều tăng mạnh nhất tại thị trường Nhật Bản (tăng 62,1%), giảm mạnh nhất là Tây Ban Nha (giảm 33,3%). Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 10 tháng đạt 6.290 USD/tấn, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, nhu cầu từ thị trường Trung Quốc tương đối tốt, các nhà nhập khẩu Trung Quốc mua điều nhân cả loại chất lượng loại 1 và loại 2. Giá giao dịch điều nhân (FOB tại TP.HCM) dao động ở mức 6.283 - 7.054 USD/tấn đối với mã W320, tùy từng nhà máy, mã W240 ở mức 7.385 - 7.826 USD/tấn.

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết xuất khẩu điều nhân của Việt Nam trong tháng còn lại của năm 2020 sẽ vẫn tiếp tục tăng, do nhu cầu phục vụ các dịp lễ tết cuối năm của các nước nhập khẩu lớn như Mỹ, Ấn Độ, EU và Trung Quốc.

Bên cạnh đó, giá điều nhân dự kiến có xu hướng tăng, vì lượng cung điều nhân ở Việt Nam không còn nhiều trong khi giá mua điều thô vẫn đang cao không cân đối được với giá điều nhân, nên các nhà chế biến rất thận trọng trong việc nhập điều thô.

Nhờ tác động của Hiệp định EVFTA, những sản phẩm chế biến sâu từ điều nhân đã được giảm thuế xuống còn 0% (trước khi Hiệp định có hiệu lực, điều chế biến của Việt Nam xuất sang thị trường EU vẫn phải chịu mức thuế từ 7% - 12%). Nhờ đó, dù chịu tác động đáng kể từ dịch bệnh nhưng sản lượng và giá trị xuất khẩu điều sang thị trường EU sụt giảm không đáng kể.

Một chi tiết đáng chú ý là trong điều khoản của Hiệp định EVFTA về quy tắc xuất xứ thuần túy đối với điều nhân xuất khẩu của Việt Nam (mã HS 0801), tức là 100% nguồn điều thô nguyên liệu có xuất xứ từ thị trường Việt Nam.

Tuy vậy, với những sản phẩm điều chế biến sâu, EVFTA không yêu cầu xuất xứ thuần túy. Khi thuế suất nhập khẩu được xóa bỏ, các nhà nhập khẩu sẽ được hưởng lợi từ việc giảm chi phí, đồng thời giá bán tại thị trường nhập khẩu cũng sẽ được điều chỉnh, điều này sẽ thúc đẩy chuyển dịch nhu cầu từ các mặt hàng điều thuộc các quốc gia không được ưu đãi về thuế sang điều Việt Nam.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại