Mỗi tháng, ngân sách "bốc hơi" hơn 1.000 tỷ đồng vì ô tô trong nước
Theo Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), do chính sách giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô trong nước, số thu ngân sách giảm trên 6.550 tỷ đồng, tương ứng giảm hơn 1.00 tỷ đồng/tháng.
Giảm 50% phí trước bạ xe ô tô trong nước, ngân sách thất thu
Cụ thể, ngày 26/11/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 103/2021/NĐ-CP về quy định mức lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc sản xuất, lắp ráp trong nước bằng 50% so với mức thu (10% đến 12%).
Các loại xe sản xuất trong nước chỉ phải nộp lệ phí trước bạ từ 5% đến 6% (tại Hà Nội) cho ngân sách địa phương thay vì mức cũ từ ngày 01/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022.
Nhờ có ưu đãi này, mà thị trường xe và các doanh nghiệp xe ô tô trong nước có dấu hiệu khởi sắc, bất chấp đại dịch Covid-19. Cụ thể, theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), từ tháng 12/2021 đến hết tháng 5/2022, lượng xe sản xuất lắp ráp đạt 119.400 chiếc, trong đó các tháng 3, 4 và 5 đều có doanh số bán cao trên 21.000 đến 25.500 chiếc/tháng.
Lượng xe tiêu dùng trong nước tăng trên 31%, tương ứng khoảng 28.000 chiếc so với 6 tháng cùng kỳ năm 2021. Một điều dễ nhận thấy là khách hàng mua xe trong nước đã tranh thủ phí trước bạ giảm 50% để tăng mua trong nửa đầu năm 2022, bước sang tháng 6/2022, khi ưu đãi giảm 50% phí trước bạ chấm dứt, lượng mua giảm kỷ lục.
Cụ thể, các tháng 3, 4 và 5/2022, lượng xe trong nước bán ra lần lượt đạt 21.800 chiếc, 25.200 chiếc và 25.500 chiếc. Tuy nhiên, đến tháng 6/2022, lượng xe trong nước chỉ bán được hơn 11.000 chiếc, giảm 14.500 chiếc, tương ứng giảm khoảng 130% so với tháng liền kề.
Tuy nhiên, việc giảm phí trước bạ có thể ảnh hưởng đến thu ngân sách địa phương, song giúp tăng thu thuế thu nhập doanh nghiệp, các loại thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng.
Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách do ngành thuế quản lý tháng 7 đạt 122.500 tỷ đồng, bằng 10,4% dự toán, tăng 3,8% so với cùng kỳ. Tính chung lũy kế 7 tháng 2022, tổng thu ngành thuế quản lý đạt 911.027 tỷ đồng, bằng 77,5% dự toán, tăng 17,2% so với cùng kỳ. Trong đó riêng số thu nội địa đạt 868.008 tỷ đồng, bằng 75,7% dự toán, tăng 15% so với cùng kỳ.
Số thu ngân sách trung ương lũy kế 7 tháng đạt 75,8% dự toán, tăng 14,7% so với cùng kỳ. Thu ngân sách địa phương đạt 78,9% dự toán, tăng 19,1% so với cùng kỳ.
Thực tế, việc giảm 50% thuế thu nhập cá nhân chỉ ảnh hưởng nhỏ đến thu ngân sách trong ngắn hạn. Chính sách này có lợi ích là tăng thu ngân sách ở các sắc thuế khác và thúc đẩy tiêu dùng, giảm tồn kho cho doanh nghiệp.
Trước đó, năm 2020, Chính phủ cũng ban hành chính sách giảm 50% phí trước bạ, chỉ trong 6 tháng cuối năm, số thu lệ phí trước bạ giảm 7.314 tỷ đồng nhưng tổng số thu vào ngân sách tăng tới 14.110 tỷ đồng.
Trong khi đó, 6 tháng cuối năm 2021, nhờ việc giảm 50% phí trước bạ đối với xe trong nước, số thuế, phí của doanh nghiệp ô tô đóng góp vào ngân sách tăng đột biến khoảng 11.200 tỷ đồng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận