Mối lo ngại của các ngân hàng trung ương
Khi người người nhà nhà đang lo lắng lạm phát thì chúng ta xem các ngân hàng trung ương đang nghĩ gì khi nơi đây là kho tiền và van điều tiết dòng tiền.
Kết quả khảo sát các Ngân hàng trung ương toàn cầu do UBS thực hiện cho thấy, lo ngại lớn nhất của các Ngân hàng trung ương hiện nay là (Hình 1):
• Lạm phát và/hoặc lợi suất trái phiếu dài hạn tăng khó kiểm soát: 87%
• Căng thẳng địa chính trị (Nga, Trung Quốc - Mỹ): 80%
• Đứng thứ 3 là giá nguyên vật liệu và an ninh năng lượng: 50%
Ở chiều ngược lại, lo ngại về nợ các chính phủ và đại dịch hiện không còn là mối quan tâm chính của các Ngân hàng trung ương.
86% các ngân hàng TW dự đoán Fed sẽ kết thúc nâng lãi suất vào 2023 và kết thúc chu kỳ thắt chặt tiền tệ (Hình 2)
Đa số các NHTW cho rằng FED chỉ thực hiện được QT 1k-1.5k tỷ USD, thấp hơn mức nhiều bên dự báo là FED cần QT mạnh hơn để đưa bảng cân đối tài sản về mức tối ưu (vốn cần thu hẹp bảng cân đối đến 4k tỷ USD) (Hình 3)
Một thông tin được giới tài chính quan tâm lần này là về đồng tiền được các Ngân hàng Trung ương dùng làm dự trữ ngoại hối, trong đó (Hình 4):
• Đồng Nhân dân tệ của TQ (RMB) được các ngân hàng TW quan tâm để tăng dự trữ trong thời gian sắp tới (gần như không có dự định giảm)
• Đồng USD vẫn được các NHTW muốn tăng dự trữ
• Họ có xu hướng giảm dự trữ EUR, Yên Nhật, Bản Anh
Việc này cho thấy sự gia tăng ảnh hưởng của đồng Nhân dân tệ đối với đồng tiền thanh toán và đồng tiền dự trữ, sự giảm sút ảnh hưởng rõ rệt sức ảnh hưởng của khối EU.
Tổng quan lại lạm phát và rủi ro chính trị vẫn là mối quan ngại sâu sắc nhất và với các công cụ tiền tệ hiện tại thì cũng không có nhiều giải pháp để áp chế lạm phát mà cần thêm sự phối hợp từ nhiều đầu khác nhau và từ các chính phủ có ảnh hưởng trực tiếp nữa!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận