Mô hình phát triển quốc gia
Tóm lược bài viết của Joe Studwell (nhà sáng lập và BTV tờ báo The China Economic Quarterly, CTV cho Economist, tác giả 2 cuốn sách Bố già Châu Á và Giấc mơ Trung Quốc) đăng trên Face book DoCao Bao có những ý rất hay về mô hình kinh tế phát triển, trong đó có một số quan điểm khác với một sớ chuyên gia hiện nay.
1.Không nên lấy mô hình phát triển của Sing cho VN; quá đúng, nhưng Tp.HCM học theo mô hình Sing thì cũng có nhiều điểm tương đồng
2. Joe Studwell nhận định trong số 31 quốc gia thông thường giàu có và tiệm cận giàu có thì có đến 23 quốc gia Châu Âu, 5 quốc gia có nguồn gốc Châu Âu (Mỹ, Canada, Australia, New Zealand và Israel); và 3 quốc gia Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan). Các nước Châu Âu, nấu chốt có thể là dân trí được phát triển trong nền tảng người dân, phát triển quốc gia là tự sự đóng góp nhân tài của người dân (!). Còn 3 nước Đông Á thì Nhật Bản là đột phá từ thời Minh Trị Thiên Hoàng hơn 150 năm trước, theo đó học theo phương Tây, thậm chí lịch theo dương lịch. Hàn quốc có tin thần dân tộc cực cao, không thể thua Nhật Bản, và nổ lực ganh đua với Nhật; còn Đài Loan là phẩm chất kinh doanh giỏi của người Hoa kết hợp với kinh tế thị trường Anh quốc tại Hong Kong (!)
3. ba nước Đông Bắc Á giải quyết tốt giữa phát triển công nghiệp và nông nghiệp; theo đó tái cấu trúc nông nghiệp thành hình thức trang trại gia đình. Trong khi VN, nhiều chuyên gia ca ngợi đại nông nghiệp bằng cách giao đất cho các cty lớn như HAGL là triệt tiêu sáng tạo nông nghiệp và nông dân phát triển
4. Can thiệp hướng đầu tư và các doanh nghiệp vào sản xuất, chính phủ cần kết hợp giữa bảo hộ và trợ cấp dành cho các doanh nghiệp sản xuất để nuôi dưỡng sự phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp. Joe Studwell không đề cao xuất khẩu như chúng ta đang làm; mà ông đề cao doanh nghiệp phải phát triển sản phẩm có khả năng xuất khẩu cạnh tranh thế giới với thương hiệu của mình.
5. Ông nói sự Can thiệp (hổ trợ) của nhà nước trong khu vực tài chính để định hướng nguồn vốn vào nông nghiệp và phát triển sản xuất. Joe Studwell không nói gì tới BĐS là ngành quan trọng quyết định phát triển quốc gia; cũng như hỗ trợ vốn cho ngành này, kể cả chính sách nhà cho người nghèo
6. Joe Studwell cho rằng giáo dục đóng vai trò thứ yếu; cái này sẽ gây tranh cải; nhưng tôi đồng ý với ông, trong hàm ý đừng đề cao giáo dục như hiện nay với việc lấy bằng cấp là sự thành công. Giáo dục cơ bản cần tạo ra dân trí, một nền tảng vững chắc cho quốc gia phát triển; và giáo dục chuyên nghiệp nên lấy ứng dụng là mục đích. Cái mà nhờ đó Phương Tây đột phá; trong khi phương Đông thì chỉ Tầm chương trích cú.
Giáo dục VN dù phát triển rất nhanh về các trường đại học và bằng cấp cao; nhưng có vẻ đi theo danh hiệu và học thuật chứ không dấn thân vào ứng dụng; và như vậy giáo dục theo kiểu này chỉ là thứ yếu trong sự phát triển
Tại sao Đông Bắc Á thành công, còn Đông Nam Á thất bại?
tóm lực bài viết của Joe Studwell
Joe Studwell đã bỏ ra nhiều năm nghiên cứu và đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao các nước Đông Bắc Á thành công, còn các nước Đông Nam Á lại thất bại?”.
Theo ông : “những quốc gia chuyển đổi từ nghèo sang giàu nhanh nhất mà thế giới từng chứng kiến là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và giờ là Trung Quốc”. Bốn quốc gia Đông Bắc Á này chính là hình mẫu cho chính sách tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cho các nước Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ latin.
Joe Studwell có luận điểm rất sâu sắc, đáng suy ngẫm: Các quốc gia không thuộc nhóm các quốc gia thông thường sẽ không thể là hình mẫu đầy đủ để nghiên cứu và học hỏi. Với Joe Studwell thì Singapore, Hong Kong, Ma Cao và Brunei là 4 quốc gia Đông Á không phải là các quốc gia thông thường.
Joe Studwell cho rằng Singapore và Hong Kong thực chất là thương cảng và trung tâm tài chính quốc tế, chỉ chuyên về hoạt động thương mại, cảng biển trung chuyển và dịch vụ tài chính, chúng không bao giờ có thể tồn tại độc lập, chúng phải sống cùng, sống ký sinh chặt chẽ với các quốc gia và khu vực lân cận, chúng ít dân hơn, lại không phải giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn nghèo khó, với tỷ lệ dân số cao.
Joe Studwell cũng cho rằng Ma Cao thực chất là trung tâm cờ bạc có tiếng, cũng phải sống cùng, sống ký sinh chặt chẽ với các quốc gia và khu vực lân cận, còn Brunei là quốc gia được thiên nhiên ưu đãi về nguồn dầu mỏ, khí đốt, hơn nữa cả Ma Cao và Brunei đều có dân số rất ít, chỉ cỡ 460.000 đến 680.000 dân thôi. Chính vì vậy Brunei và Ma Cao cũng không phải là quốc gia thông thường.
Mở rộng khái niệm “quốc gia thông thường” của Joe Studwell ra toàn thế giới thì trong số các quốc gia giàu có và tiệm cận giầu có, có những quốc gia sau thuộc nhóm các quốc gia không thông thường:
1) Nhóm dầu khí: Qatar, UAE, Brunei, Kuwait, Bahrain, Saudi Arabia, Oman, Iran và Trinidad & Tonago.
2) Nhóm quốc gia nhỏ Châu Âu: Monaco, Liechtenstein, Luxembourg, Ireland, San Mario, Andora, Malta (dân số từ 33.000 đến 645.000).
3) Nhóm quốc đảo, thiên đường thuế: Bahamas, Seychelles, Babados (dân số từ 100.000 đến 400.000).
4) Nhóm quốc gia - thành phố: Singapore, Hong Kong, Ma Cao.
Theo thống kê thì trong 196 quốc gia trên toàn cầu, có chỉ có 21 quốc gia thông thường đã trở thành các quốc gia giàu có (GDP đầu người trên 30.000 USD) và 10 quốc gia tiệm cận giàu có (GDP đầu người từ 20.000 USD đến 30.000 USD).
Trong số 31 quốc gia thông thường giàu có và tiệm cận giàu có thì có đến 23 quốc gia Châu Âu, 5 quốc gia có nguồn gốc Châu Âu (Mỹ, Canada, Australia, New Zealand và Israel) và 3 quốc gia Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan).
Như vậy trên thế giới chỉ có các quốc gia Châu Âu (hoặc có nguồn gốc Châu Âu) và 3 quốc gia Đông Bắc Á là những quốc gia thông thường trở nên giàu có và tiệm cận giàu có.
Tất cả 28 quốc gia Châu Âu đều đã trải qua gia đoạn đô thị hoá, công nghiệp hoá hàng trăm năm và quá trình phát triển và trở nên giàu có của họ cũng diễn ra trong nhiều thế kỷ. Chính vì vậy các quốc gia Đông Bắc Á, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (và có thể thêm Trung Quốc) chính là mô hình phát triển cần nghiên cứu và học hỏi cho hơn 140 quốc gia còn lại.
Về Việt Nam, Joe Studwell nói rằng: ông lấy làm tiếc vì không có nhiều thời gian dành cho nghiên cứu để chứng minh rằng mô hình phát triển Đông Bắc Á của ông có đúng với Việt Nam không?
Mô hình phát triển của Đông Bắc Á dựa trên 3 sự can thiệp:
1) Can thiệp tái cấu trúc nông nghiệp thành hình thức trang trại gia đình sử dụng nhiều nhân công, bắt đầu bằng việc mạnh tay tái phân phối đất nông nghiệp dựa trên hộ gia đình.
2) Can thiệp hướng đầu tư và các doanh nghiệp vào sản xuất, chính phủ cần kết hợp giữa bảo hộ và trợ cấp dành cho các doanh nghiệp sản xuất để nuôi dưỡng sự phát triển lớn mạnh của các doanh nghiếp ấy, vừa cạnh tranh vừa giữ kỷ luật xuất khẩu, chính phủ buộc các công ty phải cạnh tranh trên quy mô toàn cầu. Kết quả là phải có các nhãn hàng mang thương hiệu của quốc gia.
3) Can thiệp trong khu vực tài chính để định hướng nguồn vốn vào nông nghiệp và phát triển sản xuất, muốn vậy hệ thống tài chính phải được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ cùa nhà nước và việc kiểm soát các dòng vốn quốc tế được duy trì đến giai đoạn kinh tế phát triển tiên tiến.
Joe Studwell cho rằng giáo dục đóng vai trò thứ yếu, bằng chứng là Philippines đã từng chú trọng đầu tư cho giáo dục, ngày nay tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông của Philippines vẫn cao nhất ĐNA, bằng chứng thứ 2 là Cuba có tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi biết chữ cao nhất thế giới. Cả Philippines và Cu Ba đều còn rất xa mới tiếp cận với chuẩn quốc gia giàu có.....
Joe Studwell là sáng lập và BTV tờ báo The China Economic Quarterly, CTV cho Economist, tác giả 2 cuốn sách Bố già Châu Á và Giấc mơ Trung Quốc.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận