Mình đã kiếm được 1 triệu USD như thế nào? (Phần 3)
Khi khởi nghiệp, sự nôn nóng và mạo hiểm quá mức là lỗi rất hay gặp phải.
Năm 1997, khi tình hình kinh doanh đang phát triển tốt tại Ba Lan, mình đã phạm phải sai lầm bước ngoặt trong kinh doanh, lý do chủ quan có, khách quan cũng có.
Về khách quan:
1 - Đối tác cung cấp mì tại Việt Nam không đạt chất lượng cao như An Thái trước đó nên sự cạnh tranh với Vifon bắt đầu bộc lộ sự khó khăn.
2 - Do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên nhà nước Ba Lan tăng thuế nhập khẩu mì ăn liền từ 10% lên 25% để hỗ trợ các công ty sản xuất trong nước.
Về chủ quan:
1 - Quan hệ tốt với ngân hàng nên có thể dễ dàng vay tiền xây nhà máy và dây chuyền sản xuất.
2 - Vì còn trẻ và mới thành công nên còn rất hiếu thắng, rất tự tin nên nhảy vào mảng sản xuất mặc dù chưa bao giờ có kinh nghiêm.
3 - Ba Lan là nước sản xuất lúa mì còn Việt Nam là nước nhập lúa mì, thành phần chính trong gói mì ăn liền.
Theo tính toán, nếu đầu tư nhà máy tại Ba Lan, ngoài việc có thể sản xuất sản phẩm chất lượng tốt hơn (mua được bột mì chất lượng cao), giá thành sản phẩm sẽ giảm do không phải trả các phí vận chuyển, thuê nhập khẩu). Tuy nhiên, mình đã không lường trước được hết các khó khăn mà mình sẽ gặp phải khi đầu tư lớn.
Đầu tiên phải mất rất nhiều thời gian đi tìm lô đất phù hợp, sau đó tìm công ty thiết kế nhà máy, rồi công ty làm móng và nền. Tiếp theo đến công ty cung cấp khung thép, vách ngăn, mái của nhà máy, rồi công ty làm đường xung quanh, làm hệ thống điện, làm hệ thống xử lý nước thải, cung cấp nồi hơi, bình chứa khí đốt công nghiệp và hệ thống dãn khí đốt trong nhà máy.
Ngoài ra còn phải tìm nhà cung cấp dây chuyền sản xuất mì ăn liền Việt Nam, Đài Loan, Nhật Bản. Để đảm bảo sản phẩm có chất lượng tốt và số lượng công nhân trên dây chuyền không nhiều, mình đã quyết định mua dây chuyền Nhật Bản.
Đến công đoạn tuyển kỹ sư, công nhân cho nhà máy. Để tuyển người có kinh nghiêm, mình bay về Việt Nam tuyển 2 người: 1 bạn kỹ sư trẻ nhưng tài năng đang làm trong công ty mì ăn liền Nhật Bản tại Việt Nam (để có thể nắm bắt được ngay cách vận hành dây chuyền sản xuất của Nhật Bản) và 1 anh kỹ sư về công nghệ thực phẩm, lúc đó đang làm trong nhà máy mì An Thái.
Rồi tiếp đó là hành trình bay qua Nhật đàm phán hợp đồng. Sau mấy vòng đàm phán chưa được kết quả như mong đợi, mình quyết định mời ông Tổng Giám Đốc tập đoàn Nhật Bản qua Ba Lan để đàm phán vòng cuối cùng. Mình nói với đối tác là mình mời Ông qua thăm nước Ba Lan xinh đẹp mấy ngày, phía mình sẽ trả hết chi phí ví vé máy bay, chi phí khách sạn, ăn ở tại Ba Lan, đối tác mới đồng ý. Khi đối tác bay qua Ba Lan, mình mời giám đốc ngân hàng tài trợ cho mình mua dây chuyền sản xuất của Nhật Bản cùng tham gia đàm phán và đã đạt được kết quả như mong đợi.
Khi mình đang tràn đầy niềm vui chiến thắng cũng là lúc các khó khăn không lường trước bắt đầu xuất hiện.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận