menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hoàng Trung

Lý do ngân hàng “sống khỏe” ở đỉnh dịch COVID-19?

Nới rộng chênh lệch thu chi, cơ cấu khoản vay theo thông tư 01 và thông tư 03 cùng với đó là giải ngân tín dụng thận trọng là các yếu tố giúp ngành ngân hàng sống khỏe ở đỉnh dịch Covid-19.

Mặc dù ở thời điểm đỉnh dịch COVID-19, nhưng nhiều ngân hàng vẫn đạt lợi nhuận ở mức phổ biến trên 50% trong 6 tháng đầu năm nay.

Đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân khó khăn. Tuy nhiên, trong bối cảnh này ngành ngân vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng, nhiều nhà băng đạt lợi nhuận mức phổ biến trên 50%.

Lợi nhuận ngân hàng “khủng”

Theo đó, 6 tháng đầu năm nay, có ba ngân hàng báo lãi trước thuế trên 10.000 tỷ đồng. Dẫn đầu là Vietcombank với lợi nhuận ước khoảng 14.800 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ. Tiếp theo là VietinBank 13.000 tỷ đồng, tăng 75% so với cùng kỳ năm trước. Còn ngân hàng Techcombank đạt 11.526 tỷ đồng, tăng 71%.

Nhóm ngân hàng quy mô lợi nhuận thấp hơn cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng. Điển hình như VPBank tăng 37%, ngân hàng MB tăng trưởng 56%, ACB tăng 66%, VIB tăng 68%, TPBank tăng trưởng 48%, MSB tăng 188%, LienVietPostBank tăng 100%, OCB tăng 42%.

Ở top dưới, một số ngân hàng nhỏ cũng ghi nhận mức lợi nhuận tăng bằng lần. Điển hình như Kienlongbank tăng gấp 7 lần cùng kỳ, NCB và Viet Capital Bank lợi nhuận tăng gấp 5 lần cùng kỳ.

Ngân hàng “sống khỏe” ở định dịch nhờ đâu?

Theo Công ty chứng khoán ACB (ACBS), trong khi nhiều doanh nghiệp đều lao đao vì COVID-19 nhưng ngành ngân hàng vẫn chống chọi tốt là nhờ 3 yếu tố.

Đầu tiên, việc giải ngân tín dụng thận trọng và chặt chẽ hơn giai đoạn trước giúp các ngân hàng giảm được rủi ro tín dụng và nợ xấu phát sinh mới. Thay vì phụ thuộc vào cho vay doanh nghiệp, xu hướng cho vay bán lẻ ngày càng được đẩy mạnh giúp rủi ro được phân tán.

Thứ 2, các khoản vay được cơ cấu theo Thông tư 01 và Thông tư 03 cũng không ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi nhuận của họ như dự đoán. Trên thực tế, dư nợ cho vay tại các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh như du lịch, nhà hàng, khách sạn... chiếm tỷ trọng thấp, chỉ khoảng 1% dư nợ cơ cấu của toàn ngành.

Thứ 3, điểm chung giúp lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong 6 tháng đầu năm nay là nhiều ngân hàng nới rộng được chênh lệch thu, chi từ lãi (đến từ nghiệp vụ huy động và tín dụng). Trong khi thu nhập lãi và thu nhập tương tự vẫn tăng tốt, tốc độ tăng chi lãi và các chi phí tương tự của một số ngân hàng tăng chậm so với cùng kỳ, thậm chí ở một số đơn vị còn lần đầu giảm sau nhiều năm…

Lý do ngân hàng “sống khỏe” ở đỉnh dịch COVID-19?
​ Theo các chuyên gia, nửa cuối năm 2021, tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ của các ngân hàng sẽ chậm hơn. (Ảnh minh họa).

Thông tin trên Tiền Phong, ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho biết, lợi nhuận ngân hàng cần được nhìn nhận khách quan, toàn diện. Sau hơn một năm tổ chức thực hiện Thông tư số 01 cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi, phí; giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19, đã giúp các tổ chức tín dụng tạm thời chưa phải trích lập dự phòng rủi ro nên cũng giảm được chi phí. “Nếu trừ đi khoản này, lợi nhuận của các ngân hàng tất yếu sẽ giảm mạnh”, ông Hùng chỉ ra.

Trong khi đó, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, lợi nhuận của ngân hàng được củng cố từ nhiều yếu tố, trong đó có cả biên lợi nhuận cao nhờ lãi suất huy động thấp và lãi suất cho vay vẫn khá cao trong thời gian qua.

Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của các ngân hàng vừa có phần thật vừa có cả phần ảo do chưa trích lập dự phòng rủi ro. Theo quy định, ngân hàng đang được hoãn việc này và sẽ thực hiện trích lập theo lộ trình 2 năm. Do đó, các con số lợi nhuận vẫn chỉ trên sổ sách. Mặt khác, diễn biến dịch bệnh từ nay đến cuối năm rất khó lường, doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn nên kết quả kinh doanh cả năm của ngành ngân hàng vẫn còn là một “ẩn số”.

Công ty chứng khoán SSI cũng nhận định trong nửa cuối năm 2021, tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ của các ngân hàng sẽ chậm hơn so với nửa đầu năm, do các yếu tố thuận lợi không có nhiều.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả