Lý do gì để Nga động binh trong bối cảnh hiện tại?
Mình nhìn nhận chính nằm ở động cơ: xuất khẩu bất ổn và điều hướng dư luận ra bên ngoài. Trong khi động cơ mở rộng và bao vây của NATO đối với Nga là tương đối thấp với sự không thống nhất trong nội bộ của chính mình từ nhiều năm qua. Điển hình với Pháp thì chọn đối thoại và Đức ủng hộ 5000 mũ cối cho thấy những Leader của khối này khá thờ ơ và động cơ yếu với việc ủng hộ Ukraine và trái banh được đá sang chân Mr Biden và Mỹ khá rõ.
Cuộc điện đàm ngày hôm qua của 2 vị Tổng Thống đã không đưa đến kết quả cụ thể nào ngoài những cảnh báo mang tính ngoại giao từ Mỹ cũng như động thái ậm ờ từ Phía Nga. Điều này tổng thể cho thấy sách lược bên miệng hố chiến tranh sẽ vẫn tiếp tục được duy trì và tiến tới một cuộc tiến công chiến thuật chớp nhoáng với mục tiêu rõ ràng từ phía Nga có xác suất cao hơn khi những sự ủng hộ từ phía Nato và đồng minh với Ukraine là tương đối thấp.
Đánh giá về tác động cuộc chiến (nếu có) này mình cho rằng tác động tâm lý tới thị trường tài chính và giới đầu tư là trọng yếu chứ hệ quả về kinh tế sẽ được khoanh vùng vì ngay từ đầu sẽ có mức giới hạn đáng kể từ các bên. Mình đưa ra các kịch bản sau:
- Kịch bản 1: Hành động quân sự quy mô lớn và xâm lấn sâu vào Ukraina - Xác xuất thấp và Nga sẽ sa lầy cũng như kích thích việc NATO ủng hộ Ukraina cao hơn với sự đồng thuận từ phía Mỹ = Đây là hạ sách.
Với KB này mình đánh giá thị trường tài chính toàn cầu cũng như Việt Nam sẽ chiết khấu (giảm giá) tương đối quanh 8-10%.
- Kịch bản 2: Tiến hành chiến dịch quân sự với quy mô khoanh lại và trọng yếu nhằm gửi đi một thông điệp cho NATO + Mỹ và Ukraina về sự "nắn gân" và sẵn sàng dùng vũ lực với sự bành trướng lợi ích này, khá giống Chiến tranh 13 ngày biên giới Phía bắc của chúng ta. Mình đánh giá đây là kịch bản có xác suất tương đối và là trung sách mà Nga có thể lựa chọn để đạt được mục tiêu về chính trị tài chính và vị thế.
Với KB này Thị trường Tài chính toàn cầu sẽ giảm giá nhẹ hơn kịch bản 1 và nhanh chóng bình ổn hậu xung đột.
- Kịch bản 3: Được Mỹ và NATO bắc thang bằng những nhượng bộ về vị trí vũ khí phòng thủ đi kèm một loạt chính sách hoà hoãn và thương mại đi kèm, đây là kịch bản tính khả thi cao nhất hiện tại và là thượng sách mà Nga có nhiều khả năng chọn nhất trong bối cảnh này. Với như vậy thì hạ nhiệt xung đột và mọi thứ sẽ tốt hơn vì từ kì vọng xấu sang kì vọng tốt.
Trong bối cảnh hiện tại, tính phòng thủ về danh mục cần được đẩy lên để đề phòng những rủi ro hội tụ lớn hơn nếu như các bên lún sâu vào xung đột này.
Nhận định thị trường tuần mới: Áp lực từ bên ngoài !
Mình đánh giá 2 thông tin trọng điểm có ảnh hưởng đến tâm lý thị trường hiện tại:
1. Lạm phát tháng 1 của Mỹ cao kỷ lục 7,5%. Điều này sẽ gây áp lực lên FED trong việc tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 3 tới đây. Ngày 14/2/2022 FED sẽ tổ chức 1 cuộc họp khẩn cấp. Tuy nhiên, trong cuộc họp này mình dự báo FED sẽ không đưa ra quyết định về lãi suất do cuộc họp này không có đầy đủ các thành viên của hội đồng thị trường mở (FOMC).
Về ảnh hưởng đến Việt Nam: Hiện tại vẫn chưa có ảnh hưởng cụ thể đến Việt Nam. Như các nhận định trước, tỷ giá VND sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc chống lạm phát. Nếu đồng VND của chúng ta mạnh lên thì chúng ta sẽ tránh được việc nhập khẩu lạm phát từ thế giới. Về tỷ giá, sau kì nghỉ lễ đến nay thì tỷ giá VND vẫn ổn định. Đây là điểm khá tích cực hiện tại.
2. Những căng thẳng giữa Nga, Ukraine và các nước NATO và nguy cơ bùng lên cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine.
Quay về lịch sử từ thế chiến thứ 2 tới chiến tranh lạnh và sự tan rã của Liên Bang Xô Viết thì Ukraine là một phần của Liên Bang Xô Viết ngày trước và sỡ hữu vị trí chiến lược đắc địa khá giống ví trí của Triều tiên đối với Trung Quốc hay như quốc gia chúng ta.
Tuy nhiên câu chuyện ở đây nên nhìn nhận ở góc độ động cơ từ phía Nga nhiều hơn là sự bành trướng của NATO (khối Liên Hiệp Bắc Đại Tây Dương) và Mỹ. Nhìn lại 2014 khi những thế cờ được chuẩn bị từ trước (lực lượng nổi dậy ủng hộ thân Nga và những cuộc đàn áp chủ đích được dàn dựng) đã được Nga tận dụng và sát nhập bán đảo Cờ rưm (Crimea) với vị trí cực kì chiến lược cho Hạm đội hải quân của Nga tại biển Đen với Cảng quân sự quan trọng là Sevatopol.
Chúng ta nhìn thấy rõ hệ quả về kinh tế sau vụ Sát nhập chớp nhoáng Cờ rưm, GDP của Nga đã giảm nặng vào 2015 và phục hồi lần gần đây nhờ giá dầu và khí đốt lên nhưng vẫn chưa đạt lại đỉnh cũ.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận