24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Đỗ Cao Bảo Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

“Lương tháng 13 có phải là đặc sản của Việt Nam không?"

Anh ơi, cho em hỏi: “lương tháng 13 có phải là đặc sản của Việt Nam không ạ?”. Sáng sớm nay nhận được một câu hỏi như trên, sau khi hồi tưởng lại và tìm hiểu thông tin về lương tháng thứ 13 trên thế giới, thì đây là câu trả lời.

Khái niệm lương tháng 13 ở Việt Nam xuất hiện từ thời bao cấp. Thời ấy kinh tế khó khăn, lương của cán bộ, công chức lẫn của lao động trong doanh nghiệp đều không đủ sống, thế nên tất cả cơ quan, doanh nghiệp đều tổ chức làm kinh tế kế hoạch 3, thường do công đoàn đứng ra. Toàn bộ số tiền kiếm được từ kế hoạch 3 này để vào một quĩ, đến hết năm, mang ra chia để lấy tiền cho mọi người tiêu tết, và số tiền kế hoạch 3 này được gọi là tháng lương thứ 13 (thực ra nhiều hay ít nó phụ thuộc vào số tiền kiếm được của mỗi cơ quan, có thể ít hơn một tháng lương và cũng có thể bằng vài tháng lương).

Giờ quay lại vấn đề chính lương tháng 13 trên thế giới.

Khái nhiệm: Lương tháng 13 là khoản thanh toán bổ sung được trả cho nhân viên, thường (nhưng không phải luôn luôn) vào cuối năm. Đó không phải là phần thưởng Giáng sinh hay Tết mà thường gắn liền với sự thành công của nhân viên hoặc của toàn bộ doanh nghiệp. Nhưng nó cũng nằm ngoài mức lương bình thường của nhân viên, thông thường nó tương đương với một tháng lương.

Có bắt buộc phải trả lương tháng 13 không?

Ở một số quốc gia, lương tháng thứ 13 là phúc lợi bắt buộc, ở một số quốc gia khác, tuy luật pháp không bắt buộc nhưng đây là khoản mà người lao động mong đợi vào dịp Giáng sinh hoặc dịp Tết, các quốc gia còn lại thì không có khái niệm lương tháng 13.

Trên thế giới, lương tháng 13 là bắt buộc ở 8 quốc gia (5 quốc gia châu Âu và 3 quốc gia châu Á) và là thông lệ ở hơn 30 quốc gia (11 quốc gia châu Âu, 16 quốc gia Mỹ Latin và 8 quốc gia châu Á).

Ở Mỹ, không có khái niệm lương tháng 13, bởi lương của người lao động được tính theo năm và trả theo tuần, 2 tuần, nửa tháng hoặc một tháng trả một lần. Nếu lương trả theo tuần thì lấy lương cả năm chia cho 52, trả theo 2 tuần thì chia cho 26, trả theo nửa tháng thì chia cho 24, còn trả theo tháng thì chia cho 12. Kiểu trả lương năm này có nhiều quốc gia khác cũng trả giống Mỹ.

Riêng trong doanh nghiệp của các quốc gia theo kinh tế thị trường thì hiện cách trả lương thưởng cho người lao động phổ biến nhất là theo năng xuất lao động và theo đóng góp của từng nhân viên và theo kết quả kinh doanh của cả doanh nghiệp, trong đó thường có 2 nhóm:

1/ Nhóm 1: Lương 12 tháng và thưởng. Tiền thưởng dựa vào điểm chấm theo các chỉ số của cá nhân (có doanh nghiệp thì theo A, B, C, D; có doanh nghiệp thì theo điểm số trên thang điểm 10, 100), số tiền thưởng của mỗi cá nhân được tính theo chỉ số của cá nhân họ, kết quả hoặc là số tháng lương (1, 2, 3 tháng lương) hoặc là số tiền cụ thể.
2/ Nhóm 2: Tổng thu nhập theo công thức khoán (khoán theo sản phẩm làm ra, theo doanh số, theo lợi nhuận hoặc theo các chỉ số khác mà doanh nghiệp đang có ưu tiên (kiểu như số khách hàng mới, số hợp đồng ký mới…). Theo công thức khoán này đôi khi có thể thu nhập của nhân viên kinh doanh còn lớn hơn cả thu nhập của giám đốc. Nhóm này chia thu nhập ra 2 phần lương và thưởng, trong đó lương là khoản tối thiểu đủ để người lao động duy trì cuộc sống hàng ngày.

Theo cách trả này thì nếu doanh nghiệp kinh doanh lỗ thì tiền thưởng của nhân viên thường bằng không.

Thời gian chi trả tiền thưởng cũng theo kỳ: tháng, quý hoặc năm. Nếu trả theo năm thì thường theo truyền thống và phong tục, nên thường gắn liền với các ngày lễ tôn giáo hoặc văn hóa. Ví dụ: ở nhiều nước phương Tây, thì vào dịp trước Giáng sinh, ở các nước theo lịch mặt trăng thì vào dịp trước Tết Nguyên đán, còn ởi Ả Rập Saudi, thì vào dịp lễ Eid al-Fitr. Có lẽ vì thế mà truyền thông Việt Nam hay gọi thành thưởng Tết.

Vài dòng chia sẻ, hy vọng đáp ứng được mối quan tâm của cả giới chủ, người lao động và của các cơ quan quản lý nhà nước.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Đỗ Cao Bảo Vip

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả