Lợi nhuận ngành ngân hàng quý 2 'vượt đỉnh' lịch sử, áp lực nợ xấu vẫn ở mức cao
Theo Báo cáo Data Digest mới đây, Fiingroup cho biết cho biết, lợi nhuận sau thuế của 27/27 ngân hàng niêm yết đạt hơn 60,9 nghìn tỷ đồng trong quý II/2024, đóng góp 49,5% vào tổng lợi nhuận sau thuế toàn thị trường cho cùng giai đoạn và vượt qua mức đỉnh lịch sử của quý I/2022.
Lợi nhuận sau thuế toàn ngành Ngân hàng năm 2020-2024
Lợi nhuận sau thuế toàn ngành tăng cao so với cùng kỳ (tăng 21,6% so với cùng kỳ) nhưng tăng khiêm tốn so với quý gần nhất (tăng 6% so với quý trước). Thu nhập lãi thuần tăng thấp (tăng 6% so với quý trước) trong bối cảnh tín dụng tăng chậm và NIM duy trì ở vùng đáy giai đoạn hậu Covid-19. Thu nhập ngoài lãi tăng mạnh (tăng 16,5% so với quý trước) nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập hoạt động (12,2%)
Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của ngành được dẫn dắt bởi nhóm Ngân hàng TMCP tư nhân (tăng 28,2% so với cùng kỳ và tăng 7,6% so với quý trước) trong khi nhóm Ngân hàng TMCP nhà nước tăng thấp hơn (tăng 10% so với cùng kỳ và 2,9% so với quý trước).
Một số ngân hàng có lợi nhuận sau thuế tăng trưởng cao bao gồm BID, ACB, MBB, LPB và VPB. Ngược lại, VCB, TCB, SHB chứng kiến lợi nhuận sau thuế quý II/2024 giảm so với quý gần nhất.
Tăng trưởng tín dụng tiếp tục trồi sụt do cầu vẫn khá thấp
Tính đến ngày 30/6/2024, tăng trưởng tín dụng ở 27 ngân hàng niêm yết đạt 6% so với cuối năm 2023, trong đó hoạt động giải ngân được đẩy mạnh trong tuần cuối tháng 6. Tín dụng giảm trở lại trong tháng 7, khiến tăng trưởng tín dụng thu hẹp còn 5,7%.
Đáng chú ý, tín dụng cho Kinh doanh BĐS (phía cung) tăng mạnh (tăng 10,4%) trong khi tăng rất thấp ở nhóm Tiêu dùng BĐS (tăng 1,2%). Thông thường, các khoản vay với nhóm Tiêu dùng BĐS sẽ có lãi suất cao hơn và mang lại biên lãi thuần NIM tốt hơn cho ngân hàng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận