Lời khuyên từ CEO giúp sự nghiệp của bạn không bị 'tụt dốc'
Đừng chỉ dựa vào một cách kiếm tiền - đó là “chiến lược chống khủng hoảng tốt nhất”.
Nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu cùng việc sa thải nhân sự, đóng băng tuyển dụng để cắt giảm chi tiêu của một số công ty công nghệ đã dấy lên nhiều lo ngại.
Các công ty công nghệ như Apple và Meta, đến Microsoft và Netflix – vốn phát triển bùng nổ ở thời kỳ đại dịch Covid, đang có dấu hiệu lao dốc.
Aleksandr Volodarsky, Giám đốc điều hành của Lemon.io, một nền tảng trực tuyến dành cho những nhà phát triển phần mềm tự do, nhận định: “Tin tức này đủ làm nản lòng và gây ra lo lắng, buộc người lao động phải cố gắng hơn thế nữa để giữ được công việc của họ”.
Vị CEO này cũng đưa lời khuyên giúp cho sự nghiệp của bạn không bị tụt dốc.
1. Đa dạng hóa các nguồn thu nhập
Đừng chỉ dựa vào một cách kiếm tiền - đó là “chiến lược chống khủng hoảng tốt nhất”, theo Volodarsky.
“Tốt nhất, hãy tìm kiếm các công việc làm thêm ở các ngành nghề liên quan, ở nhiều địa điểm và trang bị nhiều kỹ năng khác nhau để đa dạng hóa nguồn thu nhập của bạn và giảm thiểu rủi ro. Nếu một trong các công việc của bạn chấm dứt, bạn sẽ dễ dàng có thêm nhiều thời gian hơn để tìm một công việc khác thay thế - mất đi 30% thu nhập còn hơn là cùng một lúc mất tất cả”.
Tuy nhiên, có những lựa chọn khác bên canh việc làm tự do hoặc làm nhiều công việc cùng một lúc.
“Bạn luôn có thể tìm thấy một công ty trao cho bạn nhiều dự án thay vì chỉ một dự án, do đó giảm thiểu rủi ro trong khi vẫn giữ được môi trường làm việc thoải mái hơn", Volodarsky nói thêm.
Đừng chỉ dựa vào một cách kiếm tiền - đó là “chiến lược chống khủng hoảng tốt nhất”. Ảnh: Getty Images |
2. Tham gia vào nền kinh tế việc làm tự do
Số lượng những người làm việc tự do có xu hướng tăng khi ngày càng nhiều người mong muốn một công việc linh hoạt và tư do.
Theo báo cáo tác động kinh tế năm 2022 của nền tảng freelancer Fiverr, tính đến hết năm 2021, chỉ riêng ở Mỹ, có hơn 6 triệu người làm việc tự do. Số lượng nhân sự làm theo hình thức này ước tính tăng từ mức thu nhập 234 tỷ USD năm 2020 lên 247 tỷ USD vào năm 2021.
Volodarsky cho rằng, số lượng lao động “bắt kịp xu hướng” ngày càng tăng là do nhu cầu về một “cơ hội hoàn hảo để thoát khỏi tình trạng trở thành nô lệ của công ty” và tiềm năng tăng thu nhập - mà không cần nghỉ việc hoặc thay đổi công việc của bạn.
“Nếu bạn không đi làm văn phòng, đừng lo lắng về việc phải dành một khoảng thời gian đáng kể để tạo dựng thương hiệu nghề nghiệp cá nhân trước khi kiếm được khoản tiền đầu tư từ một công việc tự do".
3. Chú ý đến "các dấu hiệu bất ổn” của công ty
Với triển vọng không mấy khả quan, các nhà đầu tư mạo hiểm (VC) cảnh báo, các công ty trong danh mục đầu tư của họ có thể sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới. Một số công ty khởi nghiệp cũng đã có động thái.
Đơn cử, tuần trước, gã khổng lồ fintech Thụy Điển Klarna - kỳ lân fintech giá trị nhất châu Âu vào tháng 6 năm ngoái khi được định giá 46 tỷ USD, thông báo có kế hoạch sa thải khoảng 10% nhân sự toàn cầu.
Volodarsky chia sẻ: “Đây là những công ty được các quỹ đầu tư mạo hiểm hậu thuẫn, sử dụng nguồn tiền từ kêu gọn vốn ... tuyển dụng nhanh chóng và dựa vào sự đầu tư tài chính của các VC. Bây giờ tình hình đã thay đổi, họ buộc phải cắt giảm”.
Ông cảnh báo: “Luôn theo dõi kỹ các công ty mà bạn làm việc vì bạn thường có thể nhận ra các dấu hiệu bất ổn trong hoạt động chi tiêu ồ ạt. Bạn cũng có thể cân nhắc với các doanh nghiệp đang có vấn đề về tài chính và không minh bạch về lợi nhuận”.
4. Đầu tư vào các kỹ năng
Volodarsky cho biết, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất vẫn có những kỹ năng được yêu cầu cao. Theo ông: “Mỗi cuộc khủng hoảng là một cơ hội”.
Lời khuyên của Volodarsky là hãy nghiên cứu về các kỹ năng đang là xu hướng, nói chuyện với bộ phận nhân sự hoặc trưởng nhóm để “tìm ra cách trở thành nhân tài của công ty”.
Ông nói thêm: “Các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao và đề bạt những nhân viên tài năng, ham học hỏi”.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận