Lời khuyên dành cho sale BĐS: Các mô hình trả lương cho sale
Với kinh nghiệm lê lết qua hoảng 5-10 công ty , và có thời gian làm research để làm chính sách bài này mình chia sẽ về các "mô hình ", "Vận hành " mà mình từng gặp và nghiên cứu. Mình cũng đang thất nghiệp nên có ai có ofer nào ngon thì inbox nhé.
1/ Mô Hình "CTV"
Nhận diện: Trả lương siêu thấp hoặc không trả lương, tự do cao
Đặc điểm : Việc chuyển tất cả nhân viên sale trờ thành CTV chưa bao giờ là một quyết định mình cho là đúng. Ngành Bảo hiểm nhân thọ với chính sách "Đại lý" là một case rõ ràng nhất cho mô hình này. Để thành công mô hình này các cổng ty tập trung hoàn toàn vào việc " Vận Hành (Họp)" , "Tuyển dụng", "Đào Tạo", " Giỏ Hàng" ..họ không đốt tiền chạy MKT tim khách như 2 mô hình kia vì chính nhân viên sẽ đi tìm khách không phải công ty
Ưu điểm
Ít rủi ro về tài chính vì có trả lương cứng đâu.
Không cần chạy marketing để tìm khách hoặc có cũng chỉ ở mức hỗ trợ
Tự do
Khuyết điểm
Không trả lương cứng cho sale nhưng chi phí cố định , lương quản lý cũng phải trả nên yêu cầu doanh số phải cao để bù đắp
Bạn không chăm lo được mức sống tối thiểu cho nhân viên , thì phải chấp nhận họ bất chấp để chổt deal khi "Đói" . Và đừng bao giờ kỳ vọng họ sẽ chăm tốt khách hàng khi họ còn chưa lo được chon bản thân.
Chi phí tuyển dụng bây giờ cũng không hề rẽ, Xưa có nhận 1 case bên T123 mỗi lần phỏng vấn 200k/ người không cần biết đậu rớt.
2/ Mô hình "Sale"
Dùng chữ sale vì mình không biết dùng từ gì =))
Nhân diện: Trả lương cứng mức trung bình từ 5-7tr và có KPI hoa hồng trung bình.
Đặc điểm: Hầu như đa số công ty BDS đi theo cách này nên cũng không có gì để chém gió. Công ty có thể chạy marketing hoặc không tuỳ mô hình và sản phẩm.
Ưu điểm:
Nhân viên có thể sống sót trong giai đoạn ban đầu nhờ mức lương hỗ trợ
Do trả lương nên KPI và quản lý vẫn dễ hơn "CTV"
Khuyết điểm:
Rất nhiều công ty bễ quỹ lương đăc biệt trong thứ cấp. Do không tính toán về mặt tài chính trước
Ngành BDS là ngành khó để quản trị vì rất công ty không cung cấp nhiều giá trị cho nhân viên như ngành khác . Hãy chấp nhận nhân viên khi đủ lông đủ cánh rồi sẽ đi qua chỗ khác tốt hơn ( hoặc ra mở công ty cạnh tranh ngược với công ty tại dự án đó)..Hãy thử trả lời : " Tại sao nhân viên phải nghe lời mình ?" . Khi nào trả lời được nhân viên sẽ gắn bó.
"Khi ta được trả tiền để làm thứ gì đó , thì ta có xu hướng thay đổi hành vi một cách lệch lác"- Sách Thấy trước doanh thu. Khuyết điểm cuối cùng thì chắc các bạn đọc để hiểu lý do tại sao.
3/ Mô Hình B2B
Nhân diện : Phân tách việc bán hàng thành nhiều bộ phận và cố gắng tách ra càng nhiều càng tốt. Lương cũng cao nhưng hoa hồng chia cho nhiều bộ phận nên thấp
Đặc điểm: Thằng đầu tiền mình thấy dùng quy trình kiểu này là Propzy. Hồi đó tưởng là dỡ nhưng nghiên cứu kỹ lại hay , Ý tưởng của nó là việc "chuyên môn hoá" bạn giỏi nhất cái gì thì chỉ nên việc đó thôi. Nếu bạn giỏi "tư vấn" thì chỉ tư vấn còn "Marketing", "Telesale", "dẫn khách"," Pháp Lý" có công ty "lo".
Chứ chã lẽ bắt thằng "best sale" ngày 2h đi telesale hoặc đăng tin . Trong khi đó nếu tận dung nhiều khi được thêm "deal"
Rất nhiều công ty đang làm giống một phần khi tách những công việc chán như telesale , đăng tin cho bộ phận khác lo.
Ưu điểm:
Sale được làm điều mình giỏi nhất , có nhiều người nói làm vậy là giết chết năng lực của sale...Ừ đúng rồi làm vậy để các bạn gắng bó khi đã quen với môi trường và hệ sinh thái == Đỡ tôn chi phí tuyển dụng và đào tạo.
Đối với sale mức lương cao . môi trường chuyên nghiệp ..KPI nặng
Khuyết điểm:
Cực kỳ khó triển khai , triển khai thành công thì cũng 6 tháng -1 năm mới có kết quả ổn định.....mà hiện tại cũng chưa thấy ai thành công.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận