Loại quả cổ tích Việt Nam dần vắng bóng, bán sang Trung Quốc thu 1.000 tỷ
Thông tin một con bọ hung vừa được bán với giá 27 triệu đồng khiến nhiều người ngỡ ngàng. Việc 2 quả hồng được bán giá 150 triệu đồng cũng khiến nhiều người không tin nổi.
Bọ hung quý hiếm "lên sàn" đấu giá, bán hơn 27 triệu
Tài khoản tên melodious1130 trên một nền tảng đấu giá trực tuyến tại Nhật Bản gây chú ý khi rao bán một chú bọ Hercules thuần chủng. Từ mức khởi điểm 1 yen Nhật, giá của chú bọ được đẩy lên tới 62.000 yen sau 37 lượt đấu giá khi "lên sàn" ngày 28/10.
Tới lượt đấu giá thứ 39, một nhà sưu tầm đã mạnh tay chi mức giá tối đa 130.000 yen, tương đương 27,6 triệu đồng, để sở hữu chú bọ hung quý hiếm này.
Theo miêu tả của người bán, đây là một chú bọ thuần chủng với bọ bố mẹ đều là giống bọ hung Hercules, nổi tiếng là sinh vật khỏe nhất thế giới với khả năng nâng vật nặng hơn 870 lần trọng lượng cơ thể.
Ngoài chú bọ Hercules đắt đỏ, nền tảng bán đấu giá này còn là nơi nhiều chú bọ cánh cứng khác lên sàn với giá khoảng 5.000 - 10.000 yen. Cá biệt có một vài trường hợp giá sẽ lên hơn 100.000 yen tùy độ quý hiếm.
Hai quả hồng loại Tenkafubu vừa được bán ra trong phiên giao dịch tại khu chợ trung tâm thành phố Nagoya, Nhật Bản. Chỉ có 2 quả hồng nhưng đạt mức giá "trên trời" là 700.000 yên (khoảng 150 triệu đồng).
Cho đến thời điểm hiện tại, tên người mua hai trái hồng siêu ngọt giá khủng không được tiết lộ.
Lần đầu tiên giống hồng quả Tenkafubu ra mắt tại thị trường vào năm 2016, đặt tên theo tác phẩm in cùng tên của Oda Nobunaga, người được coi là một trong những chính khách vĩ đại nhất trong lịch sử Nhật Bản.
Khi đó, giá tối đa là 320 nghìn yên (khoảng 70 triệu đồng). Trọng lượng một quả hồng là tròn 300 gram. Các chuyên gia đã phải mất 11 năm để tạo ra giống hồng "Tenkafubu".
Sầu riêng không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà còn là loại quả được ưa chuộng tại Singapore.
Mới đây, một quán cà phê trên đảo quốc sư tử đã cho ra mắt món sầu riêng thượng hạng phủ vàng 24K. Các tín đồ của loại quả nặng mùi có thể thưởng thức sầu riêng tươi dát vàng, pancake sầu riêng, kem đá bào sầu riêng phủ vàng...
Các món tráng miệng với sầu riêng phủ vàng tại đây có giá dao động khoảng 29 USD. Món ăn đặc trưng của quán có thành phần gồm sầu riêng xay nhuyễn, phía trên được phủ vàng lá 24K sang chảnh.
Trước sầu riêng, nhiều loại đồ ăn khác như kem, cánh gà, bánh ngọt... cũng được nhiều nhà hàng trên thế giới nâng tầm khi thêm phần topping vàng lá sang chảnh.
Vườn hoa hồng rực rỡ của chị Hồng Hạnh (Gia Lai) được trồng trong chum, vại khiến ai đi qua cũng phải dừng lại ngắm nhìn hồi lâu.
Trong khu vườn rộng 200m2 của gia đình chị Hồng Hạnh trồng tới hơn 100 gốc hồng, chủ yếu là hồng ngoại và một số loại hồng nội như cổ Hải Phòng, cổ Sapa, Hồng đào, Vân Khôi, cổ Huế. Mặc dù được trồng trong chum nhưng những cây hồng vẫn phát triển tốt.
Chị Hạnh chia sẻ:" Việc trồng hồng trong chum, vại gặp khó khăn hơn vì thường xuyên phải thay đất, diện tích trồng ít hơn nên độ chăm sóc cũng phải cần tỉ mỉ hơn so với trồng ở đất vườn." Tuy nhiên, những cây hồng được trồng trong chum tạo nên sự bình dị, mộc mạc thôn quê gần gũi và vô cùng gắn bó.
Xã Cao Nhân, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) là địa phương duy nhất được Nhà nước công nhận làng nghề cau (năm 2007). Nghề cau gắn với người dân tự bao giờ không ai còn nhớ.
Cao Nhân là quê hương của giống cau Liên Phòng. Hàng trăm năm nay, cau Cao Nhân được biết đến với sự vượt trội về chất lượng và mẫu mã. Theo bà con nơi đây, kỹ thuật trồng cau Cao Nhân được đúc kết và truyền lại qua nhiều thế hệ đã góp phần làm cho cây cau sai quả, quả to, xanh bóng, đều và đẹp. Cau phải trên 20 năm tuổi mới được chọn làm giống. Thời gian từ khi xuống giống cho đến lúc có quả nhanh thì 4 - 5 năm, chậm thì 5 - 6 năm.
Mỗi năm, người dân nơi này thu mua và xuất ra thị trường từ 4 - 5 nghìn tấn cau sấy, trong đó 95% bán sang Trung Quốc, thu trên dưới 1 nghìn tỷ đồng.
Trước đây khi thương lái Trung Quốc chưa mua thì cau được bán trong nước, phục vụ cho lễ hội. Có năm được giá như năm 2015, mỗi quả cau có giá đến 15.000 - 20.000 đồng, cả buồng cau có tiền triệu. Nhiều người có của ăn của để từ cây cau.
Chiều 31/10, khi đang đánh cá trên khu vực sông Lam (thuộc địa phận Khe Thơi, xã Lạng Khê, huyện Con Cuông, Nghệ An), anh Lê Văn Thành (trú tại xã Lạng Khê) đã bắt được con cá lệch thuộc hàng "khủng".
Con cá nặng 15 kg, dài 1,6m, đường kính thân cá nơi to nhất 17-18 cm. Thân cá màu vàng xen lẫn đốm đen, phần bụng màu trắng, có một vây chạy dọc sống lưng.
Sau đó, anh Thành đem bán con cá này cho một nhà hàng ở thị trấn Con Cuông với giá hơn 10 triệu đồng.
Cá lệch (hay còn gọi là cá chình suối) có thân dài, thuôn, mình tròn, đầu có râu dài, thịt thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao. Hiện cá lệch trên các sông suối khá hiếm, nên giá bán cao, từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng. Đây loài thủy sản đặc biệt có giá trị ở miền Tây Nghệ An. Người dân thi thoảng cũng bắt được con cá lệch nặng 4-5 kg, nhưng nặng trên 10 kg thì rất hiếm.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận