menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Anh Giang

Lo “sốt vó” vì kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc vào Trung Quốc

Nền kinh tế Việt Nam quy mô chỉ khoảng 200 tỷ USD nhưng hàng hóa xuất-nhập khẩu từ Trung Quốc tới gần 100 tỷ USD, bằng 1/2 GDP, vì vậy kinh tế Việt Nam rất dễ bị phụ thuộc. Nếu nền kinh tế nước bạn gặp vấn đề lớn thì kinh tế Việt Nam khó tránh khỏi ảnh hưởng.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) cho biết như vậy trong phiên thảo luận tại nghị trường Quốc hội, chiều nay (30/10)

Ảnh hưởng lớn từ kinh tế Trung Quốc

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) lưu tâm tới số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) báo lỗ tới 44-51% trên tổng số doanh nghiệp có báo cáo. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng quy mô đầu tư của các doanh nghiệp báo lỗ và doanh nghiệp lỗ lũy kế đang tăng cao, điều đó cho thấy tình trạng dự án của các doanh nghiệp FDI ngày càng gia tăng phức tạp.

Tình trạng mất cán cân thương mại cũng được đại biểu đề cập tới. Theo thông kê của Tổng cục Hải quan, sau 25 năm Việt Nam - Trung Quốc bình thường hóa quan hệ, tổng kim ngạch thương mại của hai nước đã tăng 2.220 lần, từ mức 30 triệu USD năm 1991 đến 66,6 tỷ USD năm 2015, trong đó Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc 32,42 tỷ USD.

Trong khi đó, theo thống kê của Trung Quốc, nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc chiếm 50% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Đó là chưa kể nhập khẩu theo đường tiểu ngạch.

Đại biểu đoàn Đà Nẵng cho rằng, Trung Quốc là một nền kinh tế lớn, phát triển hơn Việt Nam, là nước láng giềng của Việt Nam nên việc phát triển mạnh quan hệ thương mại là đường nhiên. Nhưng, Chính phủ cần có biện pháp thúc đẩy đa dạng quan hệ thương mại quốc tế để đảm bảo cân đối.

“Nền kinh tế Việt Nam quy mô chỉ khoảng 200 tỷ USD mà hàng hóa xuất-nhập khẩu với một nước lên tới 66,6 tỷ USD là bằng 1/3 GDP, hoặc gần 100 tỷ USD theo thống kê của Trung Quốc là bằng 1/2 GDP thì kinh tế Việt Nam rất dễ bị phụ thuộc. Nếu nền kinh tế nước bạn gặp vấn đề lớn thì kinh tế Việt Nam khó tránh khỏi ảnh hưởng.” - bà Nguyễn Thị Kim Thúy nhấn mạnh.

Lo “sốt vó” vì kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc vào Trung Quốc

​​Vấn đề tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu chậm lại được các Đại biểu Quốc hội quan tâm

Tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu chậm lại

Theo đại biểu đoàn Hà Tĩnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam có dấu hiệu chậm lại, kinh tế vĩ mô nhiều yếu tố chưa thật vững chắc, giải ngân vốn đầu tư công chậm, tình hình sản xuất kinh doanh nhiều lĩnh vực gặp khó khăn, số lượng doanh nghiệp trong nước dừng hoạt động lớn, kinh tế trong nước chịu ảnh hưởng lớn của kinh tế thế giới có nhiều biến động...

Vị đại biểu này cũng đề nghị Chính phủ cần quan tâm đúng mức về nguồn lực trong quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch các địa phương một cách đồng bộ.

Đề cập tới dự án trọng điểm quốc gia - Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), ông Nguyễn Sơn cho biết, Dự án đã có “tuổi đời” mấy chục năm, đến nay qua khảo sát thấy rằng Dự án có rất nhiều bất cập.

Đặc biệt, vấn đề môi trường vùng mỏ ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống của hơn 6.000 hộ dân, 4.000 hộ dân trong diện phải di dời khỏi vùng dự án nhưng số lượng di dời thực tế mới được hơn 100 hộ dân.

Đại biểu Hà Tĩnh xem xét dừng dự án này.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại