Lỗ "kép" và kẹp kỳ vọng
Trên thị trường dạo này tràn lan hô hào về "lãi kép". Nhiều người từ chuyên gia thực thụ, cho đến các "Thánh chém" đều nói về độ "thần thánh" của lãi kép. Bản chất "Lãi kép" cũng khá đơn giản, chỉ là hiện tượng tái đầu tư lãi, gộp vào vốn cho chu kỳ đầu tư tiếp theo.
Công thức toán học của lãi kép là FV = PV*(1+i)^n (trong đó FV là Future Value, PV là Present Value, i là Interest Rate, n là Số kỳ tính lãi suất). Rõ ràng nhìn từ công thức chúng ta nhận thấy ngay "Lãi kép" chỉ có hiệu quả trong dài hạn, trong nhiều chu kỳ đầu tư. Mặt khác, bản thân lãi kép chỉ có được trong mô hình đầu tư ổn định, ít có biến động. Không hiểu mấy ông "Thầy bói chứng" nay bảo tăng, mai bảo giảm thì tính lãi kép kiểu gì. Cho nên quan điểm của cá nhân tôi là lãi kép chỉ nên dùng cho kênh đầu tư như gửi tiết kiệm, kinh doanh trực tiếp. Những kênh như chứng khoán, bất động sản không phù hợp, mà nên dùng mô hình khác như tích lũy tài sản, đầu tư giá trị.
Những fan hâm mộ lãi kép trong chứng khoán rõ ràng chỉ nhìn thấy khía cạnh "Lãi", mà không hề nhìn về "Lỗ". Kể cả trong trường hợp không dùng đòn bẩy tài chính, nếu luôn "đập" lãi ngay vào vốn rồi "xuống tiền", khả năng mất cả "chì lẫn chài" là rất cao. Kể cả bạn có phương pháp quản trị rủi ro (QTRR) tốt, nhưng khi phải cắt lỗ trong trường hợp bất ngờ, thì số lỗ sẽ có tỷ lệ cao hơn nếu không "đập lãi vào vốn". Đó chính là hiệu ứng "Lỗ kép". Nó sẽ có tốc độ rất nhanh, tiêu tán toàn bộ số lãi mà bạn vất vả mới có được, mà còn thậm chí làm âm vốn nhanh hơn. Cho nên "Lỗ kép" mới là cây đũa thần để làm bạn từ "tỷ phú" thành "triệu phú".
Tôi đã từng nhiều lần viết về tính cân bằng trong đầu tư. Phải kiềm chế sự hưng phấn, kiềm chế lòng tham để có thể cân bằng NAV trong kênh đầu tư chứng khoán. "Bạn không thể sinh em bé trong 1 tháng bằng cách làm 9 người phụ nữ có bầu được" - Thật vậy, phải kiên nhẫn đi từng bước. Kể cả số vốn đầu tư ban đầu cho chứng khoán không lớn, nhưng hãy kiên trì tích lũy, không chạy theo cái gọi là "lãi kép" ảo tưởng đó được. Không có NĐT nào "đánh đâu thắng đó", ra vào nhịp nhàng, T+3 lại lời mấy %, rồi cứ thế nhân lên. Đó là chơi chứng ảo. Giá mà cứ nhìn vào quá khứ rồi chơi lại, chắc chắn bạn sẽ *10 TK trong vòng 1 tháng.
Thị trường chứng khoán (TTCK) đã trải qua gần 14 tháng kể từ đáy 650. Nếu cách đây 1 năm, hoặc 6 tháng, thậm chí cách đây 4 tháng, chúng ta kiếm cổ phiếu đầu tư rất dễ dàng, hầu như mua con nào Vn30 cũng thắng cả. Bây giờ đã khác rất nhiều. Tiền đã có vẻ bớt "rẻ" đi, giá cổ phiếu đã có vẻ đi vào vùng fair value, chỉ số có vẻ đã cao. Chúng ta tin rằng cơn sóng lịch sử này chưa thể kết thúc.
Vn-index có thể kết thúc năm nay ở điểm 1400, thậm chí 1500. Năm 2022-2023 chứng khoán khả năng vẫn tiếp tục tăng trưởng, nhưng game đã tăng độ khó lên rất nhiều. Bây giờ phải đi tìm những doanh nghiệp, những mã có dư địa tăng, có giá trị thật sự vẫn còn đầu tư được. Đừng bao giờ đầu tư bằng "kỳ vọng", đặc biệt vào lúc này. Không có chuyện là đầu tư giá trị là chọn công ty chưa tốt. Phải chọn công ty tốt, sẽ tốt hơn nữa. Hãy cảnh giác với mấy chiêu trò trên thị trường, hoặc đừng nghe mấy "ông thánh chém", không đầu tư thực bao giờ. Phải là DN có thực lực, có tăng trưởng, sờ được, mó được.
Bạn "xuống tiền" một cách cẩn trọng, đã nghiên cứu kỹ càng, nhưng vẫn có khả năng thua lỗ. Đó là hết sức bình thường. Có nhiều trường hợp vẫn phải cắt lỗ. Nhưng điều khó làm nhất không phải "kẹp hàng" ở đỉnh, mà là "kẹp với kỳ vọng". Kỳ vọng là thứ làm cho tâm trí ta bị ảnh hưởng lớn nhất. Kỳ vọng càng cao, càng khó cắt lỗ. Không để bị kẹp với kỳ vọng. Vì khi đó hiệu ứng "Lỗ kép" sẽ làm cho tài sản tiêu tán nhanh chóng.
Hôm qua bạn L.C.P. có bài viết rất hay và logic về tương lai TTCK trong nửa cuối 2021. Có nhiều điểm tương đồng với suy nghĩ của tôi, dù cá nhân vẫn nghĩ rằng, điều chỉnh là cần thiết. Giả định Index vượt 1400, phải cần retest lại, tạo nền ở vùng 1250-1350. Giảm 150 điểm có gọi là gãy trend hay không? Nguyên lý của TTCK khi giảm 20% mới gọi là bước vào thị trường gấu, còn kể cả trong xu hướng dài hạn vẫn rất sáng, thị trưởng cũng có những nhịp điều chỉnh. Lúc này đây chúng ta là NĐT cá nhân, phải biết bảo vệ và giữ gìn tài sản của mình. Không thể "đoán hay bói" được thị trường trong ngắn hạn sẽ ra sao, cho nên hãy kiên trì với việc giữ tài sản là cổ phiếu tốt với tỷ trọng cân bằng. Luôn xây dựng các kịch bản khác nhau, để có thể tận dụng cơ hội khi cổ phiếu mục tiêu bất ngờ có giá tuyệt vời.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận