menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Xuân Hòa

Liệu Kishidanomics có "làm nên chuyện"?

Với Kishidanomics, Thủ tướng Nhật Bản hứa hẹn 'chu kỳ tăng trưởng hiệu quả' với sự phân bổ lại của cải, vốn là trọng tâm trong chính sách kinh tế.

Sau khi ông Kishida Fumio giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 31/10 với đa số phiếu và trở thành Thủ tướng thứ 101 của Nhật Bản, ông đã đưa ra tầm nhìn lớn nhằm giúp kinh tế Nhật Bản đi đúng hướng. Điều này khiến người ta đặt câu hỏi liệu các chính sách kinh tế của ông Kishida sẽ khác như thế nào so với hai người tiền nhiệm trực tiếp là ông Abe Shinzo và Suga Yoshihide.

Mặc dù thừa nhận rằng đối phó với đại dịch Covid-19 là nhiệm vụ không dễ dàng, ông Kishida vẫn muốn đảm bảo rằng chiến lược nhằm đối phó với các thách thức là hiệu quả. Ông hiểu rằng người tiền nhiệm trực tiếp của ông đã bị chỉ trích vì thiếu triết lý chính trị hoặc tầm nhìn cho xã hội Nhật Bản, được sử dụng để làm cơ sở cho các chương trình chính sách, và ông không thể mắc sai lầm tương tự.

Tầm nhìn của ông Kishida

Thành phần cốt lõi trong tầm nhìn về sự hồi sinh kinh tế là khái niệm mà ông Kishida gọi là “chủ nghĩa tư bản mới” và “thành phố kỹ thuật số”.

Ông Kishida đã thành lập Hội đồng cố vấn dựa trên ý tưởng về "chủ nghĩa tư bản mới", trong đó có một loạt đề xuất chính sách kinh tế khẩn cấp. Ngoài ra, ông còn có các tưởng khác như hiện thực hóa “thành phố kỹ thuật số”, “cải cách hành chính kỹ thuật số”, “an sinh xã hội cho mọi thế hệ” và tăng lương cho nhân viên điều dưỡng và chăm sóc trẻ em.

Giống như Abenomics, các ý tưởng kinh tế mới của Kishida được mệnh danh là Kishidanomics, theo đó ông hứa hẹn “chu kỳ tăng trưởng hiệu quả” với sự phân bổ lại của cải, vốn là trọng tâm trong chính sách kinh tế.

Ông đang tìm kiếm một gói kích thích trị giá hàng trăm tỷ USD để chấm dứt tình trạng giảm phát. Đồng thời, phát đi những tín hiệu trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như việc gắn bó với Abenomics trong vấn đề giảm phát.

Ông Kishida là một thủ lĩnh hàng đầu của Kochikai, một trong những phe phái của đảng Dân chủ Tự do (LDP) có ảnh hưởng nhất. Kochikai được cựu Thủ tướng Ikeda Hayato thành lập, với ưu tiên phục hồi kinh tế của Nhật Bản hơn là chính sách tái cơ cấu.

Chính Thủ tướng Ikeda Hayato khi còn tại chức trong giai đoạn 1960-1964 đã đưa ra “Kế hoạch tăng gấp đôi thu nhập” và đạt được sự phát triển nhanh chóng một cách thần kỳ ở Nhật Bản thời hậu chiến.

Ông Kishida luôn xem xét khía cạnh quan trọng này. Tuy nhiên, các chính sách của ông có thể mang lại một sự khác biệt rõ ràng so với nguyên tắc Kochikai. Ông Kishida có xu hướng đi theo con đường mà ông Abe đã chọn trong nhiệm kỳ của mình. Ông đang tìm kiếm một sự gia tăng đáng kể trong chi tiêu quốc phòng, ngay cả khi điều này vi phạm mức trần tự đặt ra là không vượt quá 1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Thách thức đối với ông Kishida là làm thế nào để cân bằng giữa chính sách kinh tế và chính sách quốc phòng với các tác động liên quan đến các đối tác nước ngoài.

Theo khái niệm “chủ nghĩa tư bản mới của Nhật Bản”, ông Kishida muốn thay đổi các chính sách tân tự do do những người tiền nhiệm để lại, song vẫn chưa rõ ông sẽ đạt được điều này bằng cách nào. Ông cho rằng rằng việc bãi bỏ quy định và cải cách cơ cấu do cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi khởi xướng, mặc dù đã dẫn đến tăng trưởng kinh tế, đã tạo ra bất bình đẳng và phân chia xã hội.

Những gì ông Kishida muốn là thực hiện “kế hoạch tăng gấp đôi thu nhập Reiwa”, ám chỉ thời Hoàng đế Naruhito và kế hoạch tăng gấp đôi thu nhập năm 1960 của cựu Thủ tướng Ikeda.

Trong khi "chủ nghĩa tư bản mới" của ông Kishida làm gia tăng lo ngại về cải cách kinh tế khi ông cân nhắc tăng thuế đối với thu nhập đầu tư, ông muốn tiếp tục với Abenomics bao gồm các chính sách nới lỏng tiền tệ, kích thích tài khóa và cải cách cơ cấu, ba mũi tên từng giúp củng cố kinh tế.

Để tiếp tục chiến đấu trong trận chiến dịch Covid-19, tân Thủ tướng Nhật cũng có kế hoạch áp dụng chính sách tài khóa tích cực và hứa sẽ chi vài nghìn tỷ Yen trước cuối tháng 12, bên cạnh việc cung cấp các khoản trợ cấp của chính phủ để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Dưới thời Abenomics, ông Abe lần đầu tiên nhấn mạnh đến cải cách quy định vì ông tin rằng lợi nhuận từ các công ty kinh doanh lớn sẽ chảy xuống phần còn lại của xã hội.

Nhưng khi ông Abe chuyển sang một “chu kỳ lành mạnh” của tăng trưởng và phân phối, điều ngược lại đã xảy ra. Ông yêu cầu các công ty thúc đẩy mở rộng kinh tế và đối xử bình đẳng với nhân viên thường xuyên và không thường xuyên. Trong khi đó, những gì ông Kishida muốn làm là tăng tốc độ phân phối lại bằng cách sửa đổi Abenomics.

Hơn nữa, chỉ dựa vào thị trường và nền kinh tế trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy dường như không phải là cách tiếp cận đúng đắn. Do đó, ông Kishida tập trung vào một hình thức mới của “chủ nghĩa tư bản nhà nước” bằng cách tăng cường hợp tác giữa ngành công nghiệp và giới lãnh đạo chính trị.

Ông xóa bỏ Ủy ban Chiến lược tăng trưởng và thành lập Ủy ban Chủ nghĩa tư bản mới của Nhật Bản để thay thế cho việc phát triển tầm nhìn về một nền kinh tế và xã hội hậu đại dịch.

Ông cũng đổi tên Hội đồng Thúc đẩy Cải cách Quy định tại Văn phòng Nội các bằng Hội đồng Nghiên cứu Hành chính Bất thường Kỹ thuật số. Vì cuộc bầu cử Thượng viện diễn ra vào mùa Hè năm 2022, ông Kishida cần đẩy nhanh tầm nhìn về nền kinh tế và chính sách đối ngoại để có thể trình bày ý tưởng của mình trước cử tri một cách thích hợp.

Nguồn tài chính từ đâu?

Tân Thủ tướng Nhật Bản đã kêu gọi "sự hồi sinh của tầng lớp trung lưu Reiwa" với sự hỗ trợ nhiều hơn về giáo dục và chi phí nhà ở cho các gia đình có trẻ em. Phản đối ý tưởng về việc tài trợ đầy đủ lương hưu cơ bản và bảo hiểm y tế, ông Kishida vẫn tin tưởng khái niệm “bảo hiểm xã hội cho tất cả người lao động”. Tuy nhiên, gánh nặng phí bảo hiểm đối với các công ty sẽ tăng lên. Sự thật là nền tài chính công của đất nước đang ở trong tình trạng tồi tệ, Nhật Bản có mức dư nợ dài hạn lớn nhất trong số các quốc gia dẫn đầu.

Tình hình trở nên khó khăn hơn khi ông Kishida kiên quyết không tăng thuế tiêu thụ trong một thập kỷ. Nếu thuế suất không được tăng và thuế tiêu thụ vẫn không bị ảnh hưởng, rất khó để hình dung ông Kishida sẽ lấy tài chính từ đâu để phục hồi nền kinh tế của đất nước.

Liệu Kishidanomics có "làm nên chuyện"?
Với kế hoạch phân phát tiền mặt cho các hộ gia đình có trẻ em, gánh nặng đối với chính phủ sẽ lên tới 2.000 tỷ Yen (18 tỷ USD). (Nguồn: Reuters)

Kiểm tra chi tiêu là một lựa chọn nhưng điều đó có thể không đủ và không hiệu quả. Như một biện pháp tức thời, liên minh cầm quyền quyết định phát tiền mặt và phiếu mua hàng trị giá 50.000 Yen (443 USD) cho những người từ 18 tuổi trở xuống để giải quyết tình trạng suy thoái kinh tế của đại dịch.

Đề xuất loại trừ các hộ gia đình có thu nhập cao hơn có thể là vấn đề vì sự không hài lòng có thể tăng lên. Việc loại trừ các hộ gia đình có thu nhập cao hơn bắt nguồn từ việc lo sợ bị chỉ trích rằng chính phủ đang vung tiền mặt trong thời gian chuẩn bị cho cuộc bầu cử Thượng viện năm 2022.

Với kế hoạch phân phát tiền mặt cho các hộ gia đình có trẻ em, gánh nặng đối với chính phủ sẽ lên tới 2.000 tỷ Yen (18 tỷ USD).

Chính phủ ông Kishida sẽ lấy tiền từ đâu cho gói kích cầu này? Chính phủ hy vọng sẽ khai thác lượng dự trữ trong kho bạc nhà nước và hy vọng rằng điều đó sẽ không dẫn đến việc phát hành nợ chính phủ.

Lần này, ông Kishida hy vọng việc trao tiền mặt có thể kích thích chi tiêu của người tiêu dùng. Khi ông Kishida tranh luận về tương lai kinh tế của Nhật Bản, dường như ông tin rằng chương trình kinh tế đặc trưng của Abenomics đã đi đúng hướng và cần có một cách tiếp cận mới, đó là lý do tại sao “chủ nghĩa tư bản mới” của ông nhằm phân phối của cải và giảm bớt bất bình đẳng đã phát triển trong vài thập kỷ.

Và ông Kishida cần thời gian. Bất kỳ chính sách mới nào khi được thông qua thường có độ trễ ít nhất từ hai đến ba năm để đánh giá kết quả. Trong nhận thức mới đầu tiên, những ý tưởng của ông có vẻ khả thi.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả